Đây là một phát hiện khá tình cờ của bác sỹ Federica Bertocchini ở trung tâm nghiên cứu sinh học tại Madrid, một nhà nuôi ong nghiệp dư, khi ông bọc những tổ ong trong túi nilon để tránh bị sâu sáp tấn công. Theo đó loại enzyme này có khả năng phân hủy polyethylene chỉ trong vòng vài giờ, thay vì mất nhiều tháng nhiều năm như hiện tại.
Nhưng chỉ sau 1 khoảng thời gian ngắn ông thấy có rất nhiều lỗ trên những túi bọc này và phát hiện đó là vết do sâu sáp cắn. Những lỗ này được xác định không chỉ được tạo ra bởi lực cắn của sâu mà còn bởi sự phản ứng hóa học nào đó làm lỗ thủng rộng hơn so với cỡ răng của loài sâu này. Kết quả ban đầu của nghiên cứu cho thấy trong nước bọt của mấy con sâu sáp có hơn 200 loại protein và sau khi rút gọn có 2 loại có khả năng phân hủy polyethylene.
Được biết trong tổng số các dạng nhựa được sản xuất ra thì riêng polyethylene đã chiếm khoảng 30%. Hầu hết chúng được dùng để làm các dạng túi đựng hoặc đóng gói, vốn là nguồn thải nhựa thường xuyên nhất được ghi nhận. Vào thời điểm hiện tại việc tái chế nhựa vẫn phải dựa vào các hệ thống máy móc phức tạp và các sản phẩm tái chế thường sẽ không có giá trị như những sản phẩm gốc.
Việc dùng enzyme để bóc tách nhựa sẽ giúp tạo ra các dạng hóa chất có giá trị hơn, và rồi chỉ cần thêm 1 vài bước xử lý nữa là có thể tạo ra dạng nhựa mới, giảm bớt nhu cầu phải dùng nhựa nguyên sinh làm từ dầu mỏ. Dùng enzyme cũng sẽ giúp giải quyết được vấn đề phải dùng nhiệt để phân hủy nhựa bởi chúng có thể hoạt động ở nhiệt động bình thường trong môi trường nước có độ pH trung tính.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy các vi khuẩn ở trong đại dương hay trong đất trên toàn cầu đang có dấu hiệu tiến hóa để có thể ăn nhựa. Hiện có khoảng 30 nghìn dạng enzyme khác nhau có khả năng phân hủy 10 dạng nhựa hiện có trên thị trường. Hồi 2020 tại Nhật Bản người ta cũng đã tìm ra 1 dạng siêu enzyme giúp phân hủy nhanh chai nước làm bằng nhựa PET. Điều này được phát hiện cũng khá tình cờ khi 1 con bọ được tìm thấy trong bãi rác có khả năng ăn polyurethane, dạng nhựa được dùng rất nhiều nhưng lại rất ít khi được tái chế.
Các nhà khoa học cho rằng đây có thể là 1 hướng mới trong nghiên cứu để họ tập trung vào những gì tự nhiên đang có hơn là nghĩ ra các cách mới để giúp phân hủy hay tái chế nhựa. Hiện cũng đang có 1 số nghiên cứu về khả năng dùng nước bọt của ấu trùng bọ cánh cứng hay của bướm để phân hủy nhựa. Họ đang hy vọng nếu thành công trong tương lai có thể sẽ có các bộ tự phân hủy nhựa được đặt ở các gia đình để giúp xử lý túi nilon và biến chúng trở thành 1 thứ gì khác có ích hơn.
Tham khảo The Guardian
Tuyệt vời, như vậy loài bò sát, côn trùng đa số đều hữu ích cho môi trường, tự nhiên và con người phải không anh em
Giờ tha hồ sản xuất túi nilon mà không lo ô nhiễm môi trường!
Rất nể phục