top of page

TÓM TẮT QUY ĐỊNH CỦA EU VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ SỨC KHỎE THỰC VẬT ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU NGUỒN GỐC THỰC VẬT - TOPFARM

PHẦN I: LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM NHẬP KHẨU EU

I.1.     Nguyên tắc, mục tiêu của thực phẩm
I.2.    Hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm (RASFF)  
I.3.    Quy định thuốc BVTV và dư lượng tối đa cho phép (MRL) trên thực phẩm   
I.4.    Tìm kiếm MRL trong cơ sở dữ liệu thuốc bảo vệ thực vật của EU   
I.5.    Mức dư lượng chấp nhận đối với hàng nhập khẩu EU
I.6.    Quy định của EU về chất gây ô nhiễm thực phẩm (không phải thuốc BVTV)   
I.7.    Tiêu chí vi sinh EU
I.8.    Yêu cầu vệ sinh chung EU   
I.9.    Điều khoản vệ sinh chung đối với hoạt động sản xuất
I.10.  Yêu cầu vệ sinh đối với sản phẩm rau quả đã được chế biến ở mức tối thiểu
I.11.   Yêu cầu văn hóa an toàn thực phẩm  
I.12.  Yêu cầu chiếu xạ thực phẩm  
I.13.  Yêu cầu Tiêu chuẩn marketing   
I.14.   Yêu cầu ghi nhãn và đóng gói
I.15.   Quy định sản phẩm hữu cơ nhập khẩu   
I.16.   Văn bản pháp luật mới về hữu cơ tại EU  
I.17.   Thuốc BVTV được phê duyệt dùng cho nông nghiệp hữu cơ:   
I.18.   Kiểm soát chính thức ATTP của EU đối với sản phẩm nhập khẩu   
I.19.   Quyết định cần đưa ra đối với các lô hàng không tuân thủ nhập khâu từ nước thứ ba vào EU  
I.20.   Hồ sơ về sức khỏe chung đối với thực vật và sản phẩm thực vật nhập khẩu (CHED-PP)  
I.21.    TRACES
I.22.   Yêu cầu bổ sung của khách hàng EU về an toàn thực phẩm   

PHẦN II. YÊU CẦU QUẢN LÝ CỦA EU VỀ KDTV ĐỐI VỚI SẢN PHẨM GỐC THỰC VẬT  

II.1.    Các nguyên tắc chính trong luật pháp của EU về kiểm dịch thực vật
II.2.   Luật về sức khỏe thực vật của EU-Quy định (EU) 2016/2031  
II.3.   Đối tượng kiểm dịch thực vật của EU   
II.4.   Dịch hại ưu tiên của EU   
II.5.   Đối tượng phải kiểm soát (RNQP)  
II.6.   Danh mục thực vật có nguy cơ cao
II.7.   Yêu cầu đối với vật liệu đóng gói bằng gỗ và chèn lót bằng gỗ  
II.8.   Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (PC)   
II.9.   Yêu cầu của EU về khai báo bổ sung trên Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật   
II.10.   Miễn giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật  
II.11.    Kiểm soát kiểm dịch tại biên giới  
II.12.   Giảm tần suất kiểm tra sức khỏe thực vật  
II.13.    Hộ chiếu thực vật (PP)   
II.14.    EUROPHYT   
II.15.    Rà soát các thông báo về thay đổi quy định của EU qua ePing  


Bảng 1: Giới hạn tối đa cho phép đối với chì và cadmium trên một số sản phẩm rau quả hiện nay  
Bảng 2: Tiêu chí về an toàn thực phẩm và vệ sinh trong quá trình sản xuất đối với hạt nảy mầm và rau quả tươi cắt sẵn theo quy định tại EC/2073/2005
Bảng 3: Danh mục hoạt chất được phê duyệt sử dụng cho nông nghiệp hữu cơ tại EU theo Quy định (EC) No 889/2008
Bảng 4: Đối tượng kiểm dịch thực vật của EU được biết đã có mặt ở Việt Nam  
Bảng 5: Danh mục sản phẩm được miễn đáp ứng yêu cầu của EU về PC

NỘI DUNG


PHẦN I: LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM NHẬP KHẨU EU

I.1.     Nguyên tắc, mục tiêu của thực phẩm

Nguyên tắc chính của luật pháp về thực phẩm của EU

  • Trách nhiệm đầu tiên đối với an toàn thực phẩm thuộc về cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm (FBO).
  • An toàn thực phẩm được đảm bảo trong suốt chuỗi thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”.
  • Các quy trình đều dựa vào HACCP.
  • Nguyên tắc cẩn trọng: có thể áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro tạm thời để bảo vệ sức khỏe ở mức độ cao mà không phải chờ đợi bằng chứng khoa học.
  • Minh bạch: tham vấn công chúng và thông tin
  • Áp dụng yêu cầu vệ sinh chung cơ bản và yêu cầu cụ thể đối với các nhóm thực phẩm nhất định.
  • Đăng ký hoặc phê duyệt cơ sở thực phẩm.
  • Linh hoạt cho thực phẩm được sản xuất ở vùng xa (ví dụ: vùng núi cao, hải đảo xa xôi, và sản xuất cũng như phương pháp truyền thống).

Mục tiêu chính của pháp luật EU về thực phẩm

  • Để đảm bảo bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng ở mức độ cao.
  • Để đảm bảo thực hiện công bằng trong thương mại thực phẩm, trong đó có xét đến sức khỏe và phúc lợi động vật, sức khỏe thực vật và môi trường.
  • Để tạo thuận lợi cho thương mại thực phẩm an toàn trên toàn cầu.

Yêu cầu chính của Luật thực phẩm chung của EU:

  • Thực phẩm (và thức ăn chăn nuôi) không được mất an toàn, ví dụ như không được gây hại với sức khỏe hoặc không phù hợp để con người tiêu dùng.
  • Việc ghi nhãn, quảng cáo và trình bày đối với thực phẩm không được làm người tiêu dùng hiểu nhầm.
  • Doanh nghiệp thực phẩm phải có khả năng xác định doanh nghiệp đã cung ứng cho mình thực phẩm, nguyên liệu hoặc động vật làm thực phẩm, và xác định doanh nghiệp được mình cung ứng sản phẩm; và cung cấp những thông tin này khi được yêu cầu.
  • Thực phẩm mất an toàn không được phép bán trên thị trường hoặc phải được thu hồi từ người tiêu dùng nếu đã được bán

Truy xuất nguồn gốc là nền tảng trong chính sách an toàn thực phẩm của EU. Luật thực phẩm chung của EU đưa ra yêu cầu bắt buộc truy xuất nguồn gốc đối với tất cả các doanh nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Truy xuất nguồn gốc là công cụ quản lý nguy cơ, công cụ này cho phép FBO hoặc cơ quan có thẩm quyền thu hồi sản phẩm từ nhà phân phối hoặc thu hồi từ người tiêu dùng những sản phẩm được xác định là không an toàn.

Theo luật của EU, “truy xuất nguồn gốc” nghĩa là khả năng truy xuất và theo dõi bất kỳ thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, động vật làm thực phẩm hoặc chất sẽ được sử dụng để tiêu dùng, thông qua toàn bộ các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Điều này đòi hỏi tất cả các FBO đều phải thực hiện hệ thống truy xuất đặc biệt. Tất cả FBO phải có khả năng xác định sản phẩm của mình từ đâu tới và sẽ đi đâu, và nhanh chóng cung cấp được những thông tin này cho cơ quan có thẩm quyền.

Truy xuất nguồn gốc là cách ứng phó với nguy cơ tiềm ẩn đối với thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, để đảm bảo sao cho tất cả sản phẩm thực phẩm đều an toàn cho người tiêu dùng. Điều quan trọng là khi các cơ quan chức năng của quốc gia hoặc doanh nghiệp thực phẩm phát hiện được nguy cơ thì có thể tiến hành truy xuất nguồn gốc để nhanh chóng khoanh vùng được vấn đề và ngăn không để sản phẩm nhiễm bẩn đó tới tay người tiêu dùng. Ngoài ra, truy xuất nguồn gốc cho phép thu hồi có mục tiêu các sản phẩm và cung cấp thông tin chính xác cho công chúng, qua đó giảm thiểu đứt gãy thương mại

I.2.    Hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm (RASFF)  

  • Quy định (EU) 178/2002 (Luật thực phẩm chung của EU) là văn bản luật quan trọng nhất đưa ra nguyên tắc và quy tắc chung về an toàn thực phẩm ở EU. Quy định này áp dụng cho tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm (từ trang trại đến bàn ăn). Tất cả sản phẩm thực phẩm xuất khẩu sang EU phải tuân thủ các yêu cầu của quy định này.

  • EFSA là cơ quan đánh giá nguy cơ độc lập; đồng thời cũng là cơ quan cung cấp tư vấn khoa học độc lập cho chính sách và pháp luật của EU, và truyền thông về nguy cơ liên quan đến chuỗi thực phẩm nói chung và an toàn thực phẩm nói riêng.

  • RASFF là công cụ quan trọng để đảm bảo luồng thông tin cho phép các nước thành viên EU phản ứng nhanh khi phát hiện ra trong chuỗi thực phẩm có nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng. Cửa sổ RASFF là cơ sở dữ liệu trực tuyến về thông báo của RASFF. Một phần của cơ sở dữ liệu này được công khai và bất kỳ ai cũng có thể truy cập, song “chỉ xem” được các thông báo của RASFF.

I.3.    Quy định thuốc BVTV và dư lượng tối đa cho phép (MRL) trên thực phẩm   

Mục đích của Quy định MRL:

  • Đảm bảo bảo vệ người tiêu dùng ở mức độ cao và hài hòa
  • Không gây ra nguy cơ đối với con người ở mức không thể chấp nhận được
  • Thiết lập MRL ở mức thấp nhất có thể, phù hợp với Thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
  • Bảo vệ các nhóm dễ tổn thương (trẻ em, thai nhi)
  • Tạo thuận lợi cho thương mại: tự do lưu thông thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong khối EU và đưa ra điều khoản cho các nước thứ ba (hàng nhập khẩu vào EU)
  • Đảm bảo minh bạch và khả năng dự đoán.

Quy định này áp dụng cho sản phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật hoặc bộ phận của động vật và thực vật sẽ được dùng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi tươi sống, chế biến và/hoặc hỗn hợp, và trên sản phẩm đó có thể có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Quy định này không áp dụng cho sản phẩm có bằng chứng sẽ được dùng để:

  • Sản xuất ra sản phẩm không phải là thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi;
  • Gieo hoặc trồng;
  • Thực hiện các hoạt động được phép theo luật của quốc gia về thử nghiệm hoạt chất.

MRL được thiết lập theo Quy định này cũng không áp dụng cho sản phẩm dùng để xuất khẩu sang nước thứ ba và được xử lý trước khi xuất khẩu, nếu được thiết lập dựa trên bằng chứng phù hợp rằng nước đến thứ ba này yêu cầu hoặc đồng ý với cách xử lý cụ thể đó để ngăn ngừa sinh vật gây hại du nhập vào lãnh thổ của mình.

Theo Quy định (EC) 396/2005, sản phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật không được chứa (kể từ khi đưa ra thị trường làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi, hoặc cho động vật ăn) dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nào vượt quá:

  • MRL quy định tại Phụ lục II và III của Quy định này;
  • 0,01 mg/kg trên những sản phẩm chưa có MRL quy định tại Phụ lục II và III, hoặc hoạt chất không được liệt kê ở Phụ lục IV, trừ khi giá trị mặc định khác được quy định trên cơ sở xem xét các phương pháp phân tích thông thường hiện có. Các giá trị mặc định này phải được liệt kê tại Phụ lục V.

Hiện nay, khoảng 70% MRL mà EU đã phê duyệt đều bằng hoặc cao hơn MRL của CODEX, khoảng 30% còn lại thấp hơn MRL của CODEX.

I.4.    Tìm kiếm MRL trong cơ sở dữ liệu thuốc bảo vệ thực vật của EU   

Cơ sở dữ liệu thuốc bảo vệ thực vật của EU cho phép người sử dụng tự do
tìm kiếm thông tin về hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật đã được phê duyệt và MRL trên sản phẩm thực phẩm tại các nước thành viên của EU. Người sử dụng có thể dùng các phương án tìm kiếm sau đây để tìm kiếm thông tin mình quan tâm:

  • Hoạt chất

Cơ sở dữ liệu có thông tin về hoạt chất và chất cơ bản, đã được hoặc không được phê duyệt ở EU.
Người sử dụng có thể tìm được toàn bộ danh mục thuốc bảo vệ thực vật của EU từ cơ sở dữ liệu bằng cách kích vào ô “trích xuất hoạt chất” (“export active substances”). Hiện nay, danh mục này có tổng số 1.461 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được sắp xếp theo thứ tự chữ cái trong bẳng Excel, gồm 454 hoạt chất đã được phê duyệt, 927 hoạt chất không được phê duyệt, 63 hoạt chất đang chờ phê duyệt, và 17 hoạt chất khác (chưa được đánh giá ở cấp EU). Danh mục này cũng đưa ra thông tin về nhóm, ngày phê duyệt, thời hạn phê duyệt cho từng hoạt chất đã được phê duyệt.
Những tên thuốc không có trong danh mục có nghĩa là thuốc bảo vệ thực vật đó chưa được đăng ký tại EU

  • Sản phẩm thực phẩm

Người sử dụng có thể tìm kiếm sản phẩm thực phẩm cụ thể (ví dụ: hồ tiêu hoặc thanh long) và biết được MRL của tất cả các loại dư lượng thuốc áp dụng cho sản phẩm đó. Để tìm kiếm nhanh MRL của loại thuốc bảo vệ thực vật cụ thể cho sản phẩm cụ thể, người dùng có thể gõ tên hoạt chất vào ô “Lọc phương án” để tìm MRL mà mình quan tâm. Nếu không tìm thấy tên sản phẩm, người sử dụng chuyển sang chọn “sản phẩm khác” trong nhóm/tiểu nhóm sản phẩm tương tự.

  • Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Người sử dụng có thể chọn dư lượng thuốc cụ thể trên sản phẩm thực phẩm cụ thể và tìm được MRL hiện hành hoặc trước đó. Nếu không tìm thấy MRL của loại thuốc cụ thể trên sản phẩm cụ thể trong cơ sở dữ liệu, có thể phải áp dụng MRL mặc định, nếu hoạt chất đó không được miễn yêu cầu về MRL (ví dụ: thuốc bảo vệ thực vật vi sinh đã được phê duyệt).

Theo luật pháp hiện nay của EU về MRL thuốc bảo vệ thực vật, giá trị MRL mặc định 0,01 mg/kg sẽ được sử dụng nếu loại thuốc bảo vệ thực vật đó không được đề cập cụ thể trong danh mục MRL đã được phê duyệt tại EU, trừ khi giá trị mặc định khác được quy định trên cơ sở xem xét các phương pháp phân tích thông thường hiện có.

Điều đáng lưu ý là nhiều thuốc bảo vệ thực vật chưa được phê duyệt hoặc bị rút khỏi danh mục ở EU lại vẫn còn được phép sử dụng và được sử dụng phổ biến ở Việt Nam (ví dụ: Hexaconazole, mancozeb, propineb, zineb, imidacloprid, matrine, cartap, acephate, chlorfenapyr…) (Phụ lục 4). Các loại thuốc này không nên sử dụng cho mục đích bảo vệ thực vật và không được phép nhiễm trên sản phẩm dùng để xuất khẩu sang EU.

Ngoài ra, không phải tất cả hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam đều được đăng ký tại EU và nằm trong danh mục thuốc đã được phê duyệt của EU. Các hoạt chất này trên sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang EU bị áp mức MRL rất thấp (MRL mặc định), thường là 0,01 ppm

I.5.    Mức dư lượng chấp nhận đối với hàng nhập khẩu EU

  • Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm xuất khẩu sang EU không được vượt quá mức tối đa cho phép theo luật của EU.
  • Cơ sở dữ liệu thuốc bảo vệ thực vật của EU cho phép người sử dụng tìm kiếm thông tin về hoạt chất đã được phê duyệt sử dụng ở EU và MRL trên sản phẩm thực phẩm.
  • Nếu một thuốc bảo vệ thực vật cụ thể chưa được EU thiết lập MRL và không có trong cơ sở dữ liệu thuốc bảo vệ thực vật của EU, thuốc đó sẽ được áp dụng mức MRL mặc định 0,01 mg/kg, trừ khi giá trị mặc định khác được quy định trên cơ sở xem xét các phương pháp phân tích thông thường hiện có.
  • Có nhiều loại thuốc chưa được phê duyệt hoặc đã bị rút phê duyệt tại EU nhưng vẫn được phép sử dụng hợp pháp tại Việt Nam. Các loại thuốc này không nên sử dụng cho mục đích bảo vệ thực vật và không cho phép nhiễm trên sản phẩm sẽ xuất khẩu sang EU.
  • Các nhà nhập khẩu EU có thể yêu cầu nhà xuất khẩu đáp ứng thêm yêu cầu hoặc yêu cầu về dư lượng chặt hơn so với mức EU chấp nhận.
  • Để nộp hồ sơ thiết lập mức dư lượng chấp nhận đối với hàng nhập khẩu( IT), yêu cầu về dữ liệu, giấy tờ cần nộp, đánh giá, quy định về quy trình và thời hạn phải giống như thiết lập MRL mới tại EU, và cần bằng chứng chứng minh hoạt chất đó đã được phê duyệt và MRL đã được thiết lập tại nước xuất khẩu
I.6.    Quy định của EU về chất gây ô nhiễm thực phẩm (không phải thuốc BVTV)   

  • Chất gây ô nhiễm quan trọng nhất trên thực phẩm có nguồn gốc thực vật được kiểm soát nghiêm ngặt tại EU gồm có mycotoxin, kim loại nặng (ví dụ: chì và cadmium), dioxin và nitrate.
  • Nhà sản xuất và xuất khẩu rau quả Việt Nam cần đặc biệt chú ý tới vấn đề ô nhiễm chì và cadmium.

I.7.    Tiêu chí vi sinh EU

Trong quy định EC/2073/2005, tiêu chí vi sinh được chia làm hai loại như sau:

  • Tiêu chí an toàn thực phẩm – đề cập đến sự có mặt của vi sinh vật trong thực phẩm, các vi sinh vật này có nguy cơ đối với sức khỏe con người;
  • Tiêu chí vệ sinh trong quá trình sản xuất – đề cập đến vi sinh vật có thể được dùng là chỉ tiêu đánh giá mức độ vệ sinh tại doanh nghiệp thực phẩm.

Kiểm tra thường xuyên rau quả tươi chưa cắt và chưa chế biến, trừ hạt nảy mầm như yêu cầu tại Quy định (EC)2073/2005 không được áp dụng trong điều kiện sản xuất cơ bản bình thường. Điều này có nghĩa là nhà xuất khẩu rau quả tươi chưa qua chế biến thường sẽ không cần phải quan tâm đến yêu cầu của (EC)2073/2005.

Tuy nhiên, nếu chúng ta bán hàng cho một công ty chế biến tại Việt Nam hay EU, công ty này cung ứng sản phẩm chế biến cho thị trường EU, chúng ta có thể sẽ được công ty đó yêu cầu phải xem xét các tiêu chí vi sinh. Sản phẩm chế biến có vấn đề về an toàn thực phẩm hoặc vệ sinh phải được truy xuất để xác định liệu có thể bị gây ô nhiễm từ rau hay quả chưa chế biến.

Nhà cung cấp và nhà xuất khẩu hạt nảy mầm ăn liền và sản phẩm cắt sẵn (dạng tươi hoặc được chế biến ở mức tối thiểu), là sản phẩm có nguy cơ cao hơn, phải đáp ứng các tiêu chí về an toàn thực phẩm và vệ sinh nêu tại Bảng 2 dưới đây
Ghi chú 2:

CFU /g = Đơn vị hình thành khuẩn lạc trên 1 gam mẫu

n- số đơn vị tạo thành mẫu
c- Số đơn vị mẫu cho giá trị cho phép có kết quả kiểm nghiệm nằm giữa m và M

Đối với chỉ tiêu Salmonella, là tác nhân gây bệnh quan trọng đối với người, nếu lấy 5 mẫu (25g/ mẫu) để kiểm tra vi sinh thì không được có mẫu nào phát hiện được Salmonella

Đối với chỉ tiêu E.coli, là chỉ tiêu vệ sinh trong quá trình sản xuất, sẽ áp dụng như sau:

  • Đạt nếu tất cả các giá trị đều thấp hơn 100 CFU/g (m)
  • Có thể chấp nhận nếu giá trị c/n tối đa nằm trong khoảng từ 100 đến 1000 CFU/g (m& M) và các giá trị còn lại thấp hơn 100 CFU/g (m)
  • Không đạt nếu chỉ có một hay nhiều giá trị cao hơn 1000 CFU/g hoặc nhiều hơn giá trị c/n nằm trong khoảng 100 đến 1000 CFU (m&M).

Trong thực tế, để đáp ứng các tiêu chí vi sinh nêu trong EC/2073/2005, các nhà cung ứng hạt nảy mầm, rau quả chưa cắt và nước trái cây chưa tiệt trùng sẽ phải tuân thủ yêu cầu về vệ sinh thực phẩm như nêu trong Quy định EC/852/2004 và tiến hành lấy mẫu cũng như phân tích sản phẩm để xác định chỉ tiêu E.coli và Salmonella như một công cụ để xác minh rằng mức độ vệ sinh trong quá trình sản xuất và an toàn thực phẩm đã đạt yêu cầu.

Bạn cần ghi nhớ:

  • Nhà xuất khẩu rau quả cắt ăn ngay hoặc đã được chế biến ở mức tối thiểu được coi là sản phẩm nguồn gốc thực vật có nguy cơ cao hơn cần phải đáp ứng các tiêu chí vi sinh như nêu trong Quy định EC/2073/2005, các tiêu chí này được chia thành tiêu chí an toàn thực phẩm và tiêu chí vệ sinh trong quá trình sản xuất.
  • Cần chú trọng tới chỉ tiêu Salmonella, vì đây là tác nhân gây bệnh quan trọng cho người nên không mẫu nào được phép có tác nhân gây bệnh này ở mức phát hiện được.
  • E.coli là chỉ tiêu vệ sinh trong quá trình sản xuất, mẫu chỉ được phép nhiễm ở mức thấp hơn mức tối đa quy định tại Quy định 2073/2005

I.8.    Yêu cầu vệ sinh chung EU   

Đối với rau quả chưa cắt sẵn và nước rau quả chưa tiệt trùng, cần tập trung vào cơ sở chế biến đạt yêu cầu vệ sinh chung nêu tại Phụ lục II của EC/852/2004. Tuy nhiên, đối với hạt nảy mầm và trong trường hợp truy xuất tới tận trang trại các vấn đề vệ sinh hoặc an toàn của rau quả dùng để sản xuất rau quả cắt sẵn hoặc nước rau quả, cần phải yêu cầu nhà cung cấp chính chứng minh rằng hạt nảy mầm và rau quả đó đáp ứng yêu cầu nêu tại Phụ lục IA của EC/852/2004 về yêu cầu vệ sinh chung.

  • Nhà xuất khẩu rau quả cần xem xét các điểm dưới đây:
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm, bắt đầu từ sản xuất cơ bản bằng cách ngăn ngừa ô nhiễm sản phẩm từ mọi nguồn (vật lý, hóa học, sinh học…)
  • Thực phẩm xuất khẩu đi EU ít nhất phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh giống như sản phẩm sản xuất tại EU, hoặc tiêu chuẩn tương đương
  • FBO chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm
  • HACCP không áp dụng cho sản xuất cơ bản ở cấp trang trại và nhà cung ứng của nước thứ ba không yêu cầu, các nhà cung cấp này chỉ đơn thuần đóng hộp toàn bộ quả hoặc rau để xuất khẩu, song FBO sản xuất cơ bản buộc phải tuân thủ các điều khoản vệ sinh chung
  • Không có yêu cầu pháp lý về việc chứng nhận vệ sinh thực phẩm song nhà cung ứng phải lưu giữ tài liệu làm bằng chứng và cung cấp cho nhà nhập khẩu EU khi được yêu cầu.

I.9.    Điều khoản vệ sinh chung đối với hoạt động sản xuất

  • Nhà cung cấp FFV phải đảm bảo an toàn thực phẩm, bắt đầu từ sản xuất cơ bản bằng cách ngăn không để sản phẩm bị ô nhiễm bởi bất kỳ nguồn nào (vật lý, hóa học, sinh học…)
  • HACCP không áp dụng cho sản xuất cơ bản trên đồng ruộng và không được nhà cung cấp của nước thứ ba yêu cầu, các nhà cung cấp này chỉ đơn giản đóng hộp toàn bộ rau quả để xuất khẩu, song FBO sản xuất cơ bản phải đáp ứng các điều khoản về vệ sinh chung
  • Nhà cung cấp FFV phải lưu giữu hồ sơ làm bằng chứng tuân thủ các điều khoản vệ sinh chung và cung cấp hồ sơ cho nhà nhập khẩu EU cũng như cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu

I.10.  Yêu cầu vệ sinh đối với sản phẩm rau quả đã được chế biến ở mức tối thiểu

FBO thực hiện công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm sau công đoạn sản xuất cơ bản đều phải tuân thủ các quy định vệ sinh chung về sản xuất cơ bản và các yêu cầu cụ thể sau:

HACCP

FBO phải có, thực hiện và duy trì một hoặc nhiều quy trình lâu dài dựa trên các nguyên tắc của HACCP, trong đó gồm có:

  1. (a)    Xác định mọi mối nguy cần phải ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm tới mức có thể chấp nhận;
  2. (b)   Xác định điểm kiểm soát tới hạn ở (các) bước rất cần kiểm soát để ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm các mối nguy đã xác định được;
  3. (c)    Thiết lập giới hạn tới hạn tại điểm kiểm soát tới hạn, các điểm này tách bạch khả năng chấp nhận được và khả năng không chấp nhận được để ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm các mối nguy đã xác định được;
  4. (d)   Xây dựng và thực hiện quy trình giám sát hiệu quả tại điểm kiểm soát tới hạn;
  5. (e)    Thiết lập hành động khắc phục khi kết quả giám sát cho thấy điểm kiểm soát
  6. tới hạn đang không được kiểm soát;
  7. (f)     Xây dựng các quy trình; cần phải thực hiện thường xuyên, để xác minh rằng các biện pháp nêu trong phần (a) – phần (e) hiện đang hoạt động có hiệu quả; và
  8. (g)   Xây dựng tài liệu và hồ sơ, phù hợp với tính chất và quy mô của doanh nghiệp xuất khẩu để chứng minh đã áp dụng hiệu quả các biện pháp nêu từ phần (a) đến phần (f).

Khi có thay đổi đối với sản phẩm, quá trình hoặc bất kỳ công đoạn nào, FBO phải rà soát quy trình và có thay đổi cần thiết.

Yêu cầu đối với cơ sở thực phẩm

  • Cơ sở thực phẩm sạch sẽ, vệ sinh và được duy trì ở tình trạng được sửa chữa và hoạt động tốt
  • Có sơ đồ mặt bằng, thiết kế, xây dựng, vị trí và quy mô
  • Cung cấp đủ trang thiết bị vệ sinh và bồn rửa tay
  • Đảm bảo có đủ ánh sáng, thông gió, khu vực thay quần áo và đường thoát nước
  • Hóa chất làm sạch được bảo quản cách xa thực phẩm.

Các khu vực chuẩn bị, xử lý hoặc chế biến thực phẩm cần phải được thiết kế và bố trí đầy đủ để cho phép thực hiện các thực hành vệ sinh tốt. Tường, sàn, trần… cần phải dễ làm sạch và duy tu.

Các cơ sở di động và tạm thời, nhà ở và máy bán hàng phải được thiết kế và xây dựng sao cho có thể vận hành một cách vệ sinh và tạo điều kiện để có thể duy trì tiêu chuẩn vệ sinh.

Khi vận chuyển thực phẩm cần đảm bảo xe cộ và đồ đựng sạch sẽ, được duy tu tốt:

  • Xe chở thực phẩm không được dùng để chở bất kỳ vật nào có thể gây ô nhiễm cho thực phẩm
  • Cần làm sạch hiệu quả giữa các lô hàng
  • Cần đặt thực phẩm theo cách có thể giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm
  • Cần có thiết bị kiểm soát nhiệt độ và lắp đặt trang thiết bị theo dõi nếu cần.

Yêu cầu về thiết bị:

  • Tất cả thiết bị tiếp xúc với thực phẩm cần phải được giữ sạch sẽ, ngăn nắp, trong tình trạng được sửa chữa và hoạt động tốt
  • Thiết bị phải được làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm thực phẩm và có thể làm sạch được, và được lắp đặt sao cho có thể làm sạch được cả khu vực xung quanh
  • Khi sử dụng và bảo dưỡng thiết bị, không được gây nguy cơ làm hỏng, ví dụ như các bộ phận chuyển động, bộ phận điện tử hoạc bộ phận nóng.

Yêu cầu về chất thải thực phẩm:

  • Phải loại bỏ chất thải thực phẩm, sản phẩm phụ không ăn được và chất thải khác khỏi phòng có thực phẩm một cách hiệu quả
  • Thùng rác phải được đậy nắp, trong tình trạng hoạt động tốt và dễ làm sạch cũng như dễ khử khuẩn
  • Khu vực rác thải phải được chắn không cho dịch hại xâm nhập, và được thiết kế sao cho có thể giữ sạch.

Cơ sở thực phẩm phải cung cấp đủ nước uống được. Đá phải được làm từ nước uống được.

Yêu cầu về vệ sinh cá nhân:

  • Tất cả mọi người làm tại khu vực chuẩn bị và chế biến thực phẩm cần phải đảm bảo vệ sinh cá nhân ở mức độ cao, và phải mặc quần áo sạch, phù hợp và, khi cần, cả bảo hộ
  • Nếu người chuẩn bị và chế biến thực phẩm đang bị ốm hoặc đang trong tình trạng có thể gây ô nhiễm cho thực phẩm vẫn làm việc thì được coi là vi phạm.

Điều khoản áp dụng cho khu vực thực phẩm:

  • Không được chấp nhận đưa nguyên liệu sống vào doanh nghiệp thực phẩm nếu nguyên liệu đó bị, hoặc bị nghi ngờ, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, vật liệu bị phân hủy hoặc dị vật ngay cả sau khi lựa chọn và chế biến thông thường vẫn không dùng để ăn được
  • Phải giữ nguyên liệu sống và thành phần trong tình trạng tốt, ngăn không bị biến thành chất có hại và bảo vệ để không bị ô nhiễm.

Các khu vực cụ thể khác:

  • Vật liệu bọc và đóng gói dùng cho thực phẩm không được trở thành nguồn gây ô nhiễm và phải được bảo quản để tránh gây ô nhiễm.

Người chuẩn bị và chế biến thực phẩm phải được tập huấn về các vấn đề vệ sinh phù hợp với công việc, và nhà quản lý hoặc người giám sát chịu trách nhiệm thực hiện và duy trì hệ thống HACCP cũng phải được tập huấn. Người chuấn bị và chế biến thực phẩm cũng cần phải được hướng dẫn và giám sát để đảm bảo áp dụng kiến thức đã được tập huấn và thực tế.

Bạn cần ghi nhớ:

  • FBO thực hiện bất kỳ công đoạn nào trong sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm sau quá trình sản xuất cơ bản đều phải tuân thủ các quy định vệ sinh chung về sản xuất cơ bản và các yêu cầu khác nêu tại Phụ lục II của EC/852/2004, đặc biệt là thực hiện và duy trì hệ thống HACCP

I.11.   Yêu cầu văn hóa an toàn thực phẩm  

Quy định mới của EU 2021/382, ban hành vào ngày 3/3/2021 đã lồng ghép “Văn hóa an toàn thực phẩm” (FSC) vào nghĩa vụ của FBO. Mục đích của văn hóa an toàn thực phẩm là nâng cao nhận thức và cải thiện hành vi của nhân viên về an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp có văn hóa an toàn thực phẩm là doanh nghiệp đánh giá cao an toàn thực phẩm, thể hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp cho nhân viên biết rằng an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng và cần phải đảm bảo thành công an toàn thực phẩm trong công ty. Điều này sẽ tác động tới hành vi của nhân viên và giúp đảm bảo nhân viên có hành động phù hợp..

Yêu cầu chung về văn hóa an toàn thực phẩm gồm có:

1. FBO phải thiết lập, duy trì và cung cấp bằng chứng về văn hóa an toàn thực phẩm phù hợp bằng cách hoàn thành các yêu cầu sau đây:

  • (a)    Cán bộ quản lý và nhân viên cam kết sản xuất và phân phối thực phẩm an toàn;
  • (b)   Bộ phận lãnh đạo hướng tới sản xuất thực phẩm an toàn và thu hút tất cả nhân viên áp dụng các thực hành an toàn thực phẩm;
  • (c)    Tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp nhận thức được mối nguy đối với an toàn thực phẩm và tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • (d)   Giao tiếp cởi mở và rõ ràng giữa tất cả nhân viên trong doanh nghiệp, trong từng hoạt động và giữa các hoạt động liên tiếp, trong đó có việc thông tin về các sai lệch và mong đợi;
  • (e)    Có đủ nguồn lực để đảm bảo chuẩn bị và chế biến thực phẩm an toàn, vệ sinh.

2. Cam kết của ban quản lý phải gồm có:

  • (a)    Đảm bảo thông tin rõ ràng về vai trò và trách nhiệm trong từng hoạt động của doanh nghiệp thực phẩm;
  • (b)   Duy trì tính toàn vẹn của hệ thống vệ sinh thực phẩm khi lên kế hoạch và thực hiện thay đổi;
  • (c)    Xác minh các biện pháp kiểm soát đang được thực hiện một cách kịp thời và hiệu quả, luôn cập nhật việc ghi chép hồ sơ;
  • (d)   Đảm bảo có tập huấn và giám sát phù hợp đối với nhân viên;
  • (e)    Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu quản lý liên quan;
  • (f)     Khuyến khích liên tục cải thiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp, khi phù hợp, trong đó có xét đến các bước phát triển của ngành khoa học, công nghệ và thực hành tốt.

3. Khi thực hiện văn hóa an toàn thực phẩm phải xét đến tính chất và quy mô của doanh nghiệp thực phẩm

.Áp dụng văn hóa an toàn thực phẩm là tiêu chí quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm cho các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU. Mặc dù quy định pháp lý của EU về văn hóa an toàn thực phẩm không áp dụng cho FBO của nước thứ ba song khách hàng EU có thể yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp bằng chứng về văn hóa an toàn thực phẩm theo yêu cầu pháp lý hiện hành của EU.

I.12.  Yêu cầu chiếu xạ thực phẩm  

Có thể xử lý sản phẩm bằng biện pháp chiếu xạ theo các điều khoản nêu trong Chỉ thị 1999/2/EC. Phụ lục của Chỉ thị này liệt kê loại thực phẩm, bao gồm cả rau quả, có thể xử lý bằng biện pháp này, và liều trung bình tối đa có thể áp dụng.

Chỉ có thể chiếu xạ thực phẩm nếu có yêu cầu công nghệ phù hợp để:

  • Tiêu diệt vi sinh vật, virus, vi khuẩn hay côn trùng;
  • Ngăn chặn nảy mầm trên khoai tây, hành và tỏi;
  • Làm chậm quá trình chín và già của rau quả;
  • Kéo dài thời gian bảo quản và ngăn ngừa bệnh do thực phẩm trên thịt, gia cầm và hải sản

Không thể áp dụng biện pháp này để thay thế cho thực hành vệ sinh hay nông
nghiệp tốt. Phải sử dụng nguồn bức xạ ion hóa đã được phê duyệt và trong giới hạn tối đa cho phép.

Quyết định 2002/840/EC cho phép chiếu xạ thực phẩm tại nước không thuộc EU nếu đáp ứng các quy tắc của EU và được chiếu xạ tại cơ sở đã được phê duyệt, như liệt kê tại Phụ lục của Quyết định này.

Thực phẩm được xử lý bằng biện pháp chiếu xạ không được nhập khẩu từ nước thứ ba vào EU nếu không:

  • Tuân thủ các điều kiện áp dụng cho các loại thực phẩm đó;
  • Có kèm theo giấy tờ cho biết tên và địa chỉ của cơ sở chiếu xạ, và giấy tờ này cung cấp thông tin mà EU yêu cầu;
  • Được xử lý tại cơ sở chiếu xạ được EU phê duyệt, cơ sở này nằm trong danh sách cơ sở đã được EU phê duyệt.
  • Trên nhãn mác và bao bì phải ghi rõ đã được chiếu xạ.
  • Thông tin cần thiết cho từng lô thực phẩm được xử lý bằng biện pháp chiếu xạ gồm có:
  • Số lô
  • Người yêu cầu xử lý chiếu xạ
  • Ngày chiếu xạ
  • Vật liệu đóng gói được dùng trong xử lý
  • Dữ liệu về kiểm soát quá trình chiếu xạ
  • Tham chiếu việc đo lường thẩm định liều ban đầu.

Bạn cần ghi nhớ:

  • Thực phẩm nhập vào EU chỉ có thể được chiếu xạ nếu có yêu cầu phù hợp về công nghệ và được xử lý tại cơ sở chiếu xạ do EU phê duyệt.

  • Phụ lục của Chỉ thị 1999/2/EC liệt kê các loại thực phẩm có thể xử lý bằng biện pháp chiếu xạ và liều trung bình tối đa có thể áp dụng.

I.13.  Yêu cầu Tiêu chuẩn marketing   

Luật pháp Châu Âu đặt ra tiêu chuẩn marketing chung và cụ thể về chất lượng tối thiểu và độ chín tối thiểu của rau quả tươi. Các tiêu chuẩn này áp dụng cho cả chất lượng của sản phẩm và cách thức trình bày, phân loại và bán cho người tiêu dùng.

Phần lớn rau quả đều phải tuân thủ Tiêu chuẩn marketing chung như nêu tại Phụ lục I, Phần A, Quy định (EU) 543/2011

Tiêu chuẩn marketing chung đưa ra định nghĩa về “chất lượng tốt, phù hợp và có thể đưa ra thị trường được” cho các sản phẩm này và yêu cầu các sản phẩm này có đầy đủ tên và nước xuất xứ. Sản phẩm phải nguyên vẹn, sạch sẽ và không nhiễm dịch hại, không bị ẩm bất thường do bên ngoài hoặc không có mùi lạ và/hoặc vị lạ và khi đến nơi phải trong tình trạng đạt yêu cầu.

Sản phẩm phải phát triển đầy đủ, song không phát triển quá mức, trái cây phải đạt độ chín như yêu cầu và không được quá chín.

Sản phẩm phải đạt đến độ phát triển và độ chín sao cho có thể tiếp tục chín và đạt đến độ chín như yêu cầu.

Tại mỗi lô sẽ cho phép 10% số lượng hay khối lượng sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng tối thiểu. Trong phạm vi cho phép này, không được quá 2% tổng số lô được có sản phẩm bị thối.

Tiêu chuẩn marketing cụ thể áp dụng cho mười sản phẩm tươi: táo, cam quýt, kiwi, rau diếp (lá xoăn và lá rộng), đào và xuân đào, lê, dâu tây, ớt ngọt, nho và cà chua. Các sản phẩm này được chia làm 3 nhóm (loại thượng hạng, loại I và loại II) và có quy tắc cụ thể khi trình bày và dung sai cho phép về chất lượng và kích thước.

CA của các nước thành viên EU kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra chi tiết sản phẩm nhập khẩu để xác định liệu sản phẩm có phù hợp với tiêu chuẩn marketing của EU hay không. Cần có chứng nhận sự phù hợp đối với tất cả các lô sản phẩm tươi khi đến thị trường EU. Nhà nhập khẩu có thể nhận chứng nhận này tại cửa khẩu nhập.

Ủy ban Châu Âu có thể phê duyệt cơ quan của nước thứ ba thực hiện kiểm tra chứng nhận phù hợp. Điều này có nghĩa là cơ quan kiểm tra của nước thứ ba phải kiểm tra từng lô hàng và cấp chứng nhận phù hợp, trước khi hàng vào EU

Cho đến nay, Ủy ban Châu Âu đã phê duyệt cho một số nước, gồm Ấn Độ, Nam Phi, Moroco, Kenya, Senegal và Thổ Nhĩ Kỳ. Các điều khoản quy định này có thể thay đổi theo thời gian, do đó nhà xuất khẩu nên thảo luận với nhà nhập khẩu EU để được cung cấp thông tin xem sản phẩm của mình được áp dụng như thế nào.

Sản phẩm nhập khẩu để chế biến không phải đáp ứng các tiêu chuẩn về marketing của EU. Tuy nhiên, sản phẩm đó phải được đánh dấu rõ ràng trên bao bì, ghi rõ “dùng cho chế biến” hoặc từ ngữ tương đương khác.

I.14.   Yêu cầu ghi nhãn và đóng gói

Cách ghi nhãn thực phẩm nói chung và thông tin tối thiểu cần in trên bao bì đều được quy định thống nhất toàn EU, căn cứ vào Quy định (EU) 1169/2011.

Bao bì và thùng giấy dùng trong thương mại FFV phải có các thông tin sau:

  • Tên và địa chỉ của nhà đóng gói hoặc người gửi;
  • Tên và giống của sản phẩm (nếu sản phẩm không nhìn thấy được từ bên ngoài bao bì);
  • Nước xuất xứ;
  • Loại và kích cỡ (tham chiếu tiêu chuẩn marketing);
  • Số lô để truy xuất hoặc GGN nếu được chứng nhận GLOBALG.A.P. (khuyến cáo);
  • Dấu kiểm soát chính thức để thay cho tên và địa chỉ của nhà đóng gói (tùy chọn);
  • Xử lý sau thu hoạch: ví dụ như chất chống mốc được dùng trong xử lý cam quýt sau thu hoạch, cần phải được ghi trên bao bì thương mại;
  • Chứng nhận hữu cơ, bao gồm cả tên của cơ quan kiểm tra và số chứng nhận (nếu có).

Khi rau hoặc trái cây được chế biến hoặc trực tiếp đóng gói để tiêu dùng, ta cần ghi nhãn phù hợp cho người tiêu dùng:

  • Tên thông thường của sản phẩm;
  • Tên đầy đủ của nước xuất xứ;
  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, đóng gói, nhập khẩu, chủ sở hữu thương hiệu hoặc người bán (bán lẻ) tại EU, là những người đưa sản phẩm ra thị trường;
  • Khối lượng tịnh;
  • Thời gian bảo quản tối thiểu – sử dụng tốt nhất trước ngày (trên tất cả rau quả chế biến, chẳng hạn như rau quả tươi cắt sẵn);
  • Thông tin nhận dạng nhà sản xuất hoặc số lô;
  • Danh sách thành phần (nếu có), bao gồm cả chất phụ gia và xử lý sau thu hoạch;
  • Thông tin về gây dị ứng (nếu có);
  • Giá trị dinh dưỡng (khi trộn với thực phẩm khác);
  • Được đóng gói trong môi trường được bảo vệ, nếu có;
  • Thông tin bổ sung về loại chất lượng, kích cỡ, giống hoặc loại dùng cho thương mại và xử lý sau thu hoạch ghi trên nhãn sản phẩm hoặc ngay sát (trên giá) sản phẩm có tiêu chuẩn marketing cụ thể.

Từ ngữ trên nhãn phải được ghi bằng một trong những ngôn ngữ chính thức của một nước thành viên EU và phải để cho người tiêu dùng dễ hiểu.

Bao bì lưu thông trên thị trường Châu Âu phải đáp ứng các yêu cầu chung, các yêu cầu này nhằm mục đích bảo vệ môi trường, cũng như tuân thủ các điều khoản cụ thể để ngăn ngừa mọi nguy cơ đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Bao bì phải bảo vệ sản phẩm không bị ô nhiễm, rò rỉ và mất nước. Sản phẩm và bao bì phải đồng bộ.

Chỉ thị (EU) 2019/904 về giảm tác hại của sản phẩm nhựa cụ thể đến môi trường đòi hỏi phải giảm đồ nhựa dùng một lần. Ngày càng có nhiều khách hàng EU yêu cầu bao bì thay thế và thân thiện với môi trường.

Ví dụ nhãn mác




I.15.   Quy định sản phẩm hữu cơ nhập khẩu   

Để mang lại lợi ích từ các phương pháp canh tác hữu cơ cho nông dân, người tiêu dùng cần tin rằng các quy tắc của sản xuất hữu cơ đang được tuân thủ. Do đó, EU duy trì hệ thống kiểm soát và thực thi chặt chẽ nhằm đảm bảo rằng các quy tắc và quy định về nông nghiệp hữu cơ đang được tuân thủ một cách phù hợp. Vì nông nghiệp hữu cơ là một phần của chuỗi cung ứng lớn, gồm cả ngành chế biến, phân phối và bán lẻ sản phẩm, nên các ngành này cũng cần được kiểm tra.

  • Mỗi nước thành viên EU đều chỉ định “cơ quan kiểm tra hoăc tổ chức kiểm tra” để kiểm tra các đối tượng trong chuỗi thực phẩm hữu cơ. Nhà sản xuất, phân phối và tiếp thị sản phẩm hữu cơ phải đăng ký với đơn vị kiểm soát tại địa phương trước khi được phép lưu thông thực phẩm của mình với tình trạng là thực phẩm hữu cơ.
  • Sau khi được kiểm tra, sản phẩm sẽ được cấp chứng nhận để xác nhận đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
  • Mỗi năm, tất cả các đối tượng đều được kiểm tra ít nhất một lần để đảm bảo các đối tượng đó vẫn đang tuân thủ quy tắc.
  • Thực phẩm hữu cơ nhập khẩu cũng bị áp dụng quy trình kiểm soát để đảm bảo cũng được sản xuất và vận chuyển theo các nguyên tắc hữu cơ.

Để bán một sản phẩm nhập khẩu là sản phẩm hữu cơ tại EU, sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn giống như hàng hóa sản xuất tại EU. Để đảm bảo điều này, tất cả nhà nhập khẩu phải tuân thủ một số quy trình. Các quy trình này phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ Argentina, Australia, Canada, Chile, Costa Rica, Ấn Độ, Israel, Nhật Bản, Tunisia, Hàn Quốc, New Zealand, Thụy Sỹ, Hoa Kỳ:

Hiện nay, việc kiểm tra và cấp chứng nhận phần lớn sản phẩm hữu cơ được CA của nước xuất xứ thực hiện. Lý do là đã có sự thỏa thuận được ký kết với các nước này về sản phẩm hữu cơ nhập khẩu, do tiêu chuẩn và biện pháp kiểm soát của các nước này đã được đánh giá tương đương với tiêu chuẩn và biện pháp kiểm soát tại EU. Các nước nói trên thường được gọi là nước “tương đương”

Đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ nước khác:

Tại tất cả các nước khác (trong đó có Việt Nam), việc kiểm tra và cấp chứng nhận thuộc trách nhiệm của tổ chức kiểm tra hoặc cơ quan kiểm tra. Đây là các tổ chức độc lập được Ủy ban châu Âu công nhận để đảm bảo sao cho các nhà sản xuất hữu cơ thuộc trách nhiệm của mình đang tuân thủ những tiêu chuẩn và biện pháp kiểm soát tương đương với tiêu chuẩn và biện pháp tại EU.

Danh sách các tổ chức kiểm tra được EU công nhận và các cơ quan kiểm tra theo cơ chế tương đương trong việc cấp chứng nhận hữu cơ được đăng trên website của Hệ thống thông tin nông nghiệp hữu cơ (OFIS). Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 10 tổ chức kiểm tra hữu cơ đã được EU công nhận đăng ký hoạt động.

Các sản phẩm được nhập khẩu từ nước không phải là thành viên của EU có thể sẽ bị kiểm soát thêm hoặc đáp ứng thêm yêu cầu.

Yêu cầu đối với chứng nhận kiểm tra điện tử:

Tất cả các sản phẩm hữu cơ nhập khẩu vào EU đều phải có chứng nhận kiểm tra điện tử phù hợp (e-COI). Các sản phẩm này được quản lý thông qua hệ thống TRACES.

Giấy chứng nhận có thể được chuẩn bị bởi nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc tổ chức kiểm tra của nhà xuất khẩu. Sau đó, chứng nhận này phải được cấp bởi tổ chức kiểm tra của nhà xuất khẩu:

  • Nước tương đương: chứng nhận được cấp bởi tổ chức kiểm tra do cơ quan có thẩm quyển của nước đó chỉ định.
  • Tất cả các nước khác (trong đó có Việt Nam): chứng nhận được cấp bởi tổ chức kiểm tra do EU chỉ định.
Nếu không có chứng nhận kiểm tra điện tử, sản phẩm sẽ không được thông quan tại cảng đến của EU.

Chứng nhận kiểm tra gốc phải được trình cùng với sản phẩm sản phẩm hữu cơ nhập khẩu cho cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên EU. Thông thường, đó là cơ quan có thẩm quyền tại cửa khẩu nhập, hoặc điểm nhà nhập khẩu muốn giải phóng hàng để lưu thông tự do vào EU.

Logo sản phẩm hữu cơ của EU

Logo sản phẩm hữu cơ giúp đưa ra đặc điểm nhận dạng hữu hình nhất quán cho sản phẩm hữu cơ do EU sản xuất và bán tại EU. Điều này giúp cho người tiêu dùng tại EU dễ dàng nhận dạng sản phẩm hữu cơ hơn và giúp nông dân tiếp thị sản phẩm ở tất cả các nước EU.

Chỉ có thể dùng logo sản phẩm hữu cơ cho những sản phẩm đã được chứng nhận hữu cơ bởi cơ quan hay đơn vị kiểm soát được ủy quyền. Điều này có nghĩa là các sản phẩm đó đã đáp ứng điều kiện khắt khe về cách thức sản xuất, vận chuyển và bảo quản

I.16.   Văn bản pháp luật mới về hữu cơ tại EU  

Quy định (EU) 2018/848 là văn bản luật pháp mới về hữu cơ, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Theo quy định mới này, sản phẩm nhập vào EU có thể được lưu thông trên thị trường là sản phẩm hữu cơ chỉ khi tuân thủ bộ quy tắc giống như sản phẩm sản xuất tại EU. Đây là sự chuyển dịch từ nguyên tắc tương đương sang nguyên tắc phù hợp

Trong quy định mới này sẽ có hai hệ thống nhập khẩu sản phẩm hữu cơ từ các nước không thuộc EU:

Thỏa thuận thương mại: tất cả các nước thứ ba hiện được công nhận tương đương sẽ phải đàm phán lại các điều khoản của thỏa thuận thương mại theo quy trình mới của EU. Trong hệ thống này, 13 nước thứ ba được công nhận gồm có: Argentina, Australia, Canada, Chile, Costa Rica, Ấn Độ, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Tunisia, Hoa Kỳ và New Zealand;

Cơ quan chứng nhận: nếu không có thỏa thuận thương mại, Ủy ban sẽ xây dựng danh sách các tổ chức/cơ quan kiểm tra được công nhận, các tổ chức /cơ quan này sẽ được ủy quyền để thực hiện kiểm tra và cấp chứng nhận ở nước thứ ba. Quy định này của EU sẽ được thực hiện như nhau cả trong và ngoài khối EU. Quy định cũng sẽ cho phép áp dụng linh hoạt trong một số trường hợp về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và/ phân bón thường được sử dụng tại nước thứ ba.

Một số thách thức chính về nguyên tắc sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ:

Về trồng trọt: Chi tiết về nguồn gốc hạt giống và cây giống đã được quy định. Ngoài ra, trang trại phải trồng cây họ đậu, để làm giàu đất. Cần lưu ý rằng cây trồng cách mặt đất, bao gồm cả thủy canh, vẫn bị cấm.

Chế biến thực phẩm: Thách thức chính liên quan đến sản xuất và sử dụng hương liệu. Chỉ cho phép những loại hương liệu có nguồn gốc 95% tự nhiên (ví dụ: hương vị vani tự nhiên”).

Ghi nhãn: Có sự linh hoạt hơn về nguồn gốc sản phẩm: sản phẩm có dấu hiệu “Nông nghiệp EU” sẽ được phép có 5% nguyên liệu không có nguồn gốc EU, thay vì 2% như hiện nay.

Hạn chế số lượng đơn vị cấp chứng nhận:

Nếu một công ty muốn được chứng nhận cho một nhóm sản phẩm nào đó, chỉ cần có một đơn vị cấp chứng nhận.

Chứng nhận cho nhóm sản phẩm ở tất cả các nước:

Tất cả các nước sẽ dễ dàng tiếp cận chứng nhận cho nhóm nhà sản xuất, và việc chứng nhận sẽ đi kèm với tăng cường kiểm soát: ví dụ, quy mô của từng trang trại và số thành viên của nhóm sẽ bị hạn chế.

Tại EU, quy định hiện hành của Châu Âu sẽ được bãi bỏ và thay vào đó sẽ là Quy định hữu cơ Châu Âu có hiệu lực từ 01/01/2022. Đây là căn cứ, và sẽ được bổ sung bằng các đạo luật thứ cấp, các đạo luật thứ cấp này sẽ chi tiết hóa và hoàn thiện việc thực thi quy định này, một số đạo luật đã được EC ban hành.

Ngoài khối EU, các đối tượng sẽ có thời gian chuyển tiếp từ 01/01/2022 đến 31/12/2024 để thích ứng với quy định mới này.

Bạn cần ghi nhớ:

  • Tất cả các sản phẩm hữu cơ nhập khẩu vào EU phải có e-COI phù hợp, được quản trị thông qua hệ thống TRACES. Chứng nhận được cấp bởi đơn vị kiểm soát do EU chỉ định. Nếu không có e-COI, sản phẩm sẽ không được giải phóng khỏi cảng đến tại EU.
  • Văn bản luật pháp mới về hữu cơ (Quy định (EU) 2018/848) sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Chỉ có thể đưa sản phẩm ra thị trường là sản phẩm hữu cơ nếu sản phẩm tuân thủ bộ quy tắc giống như nhà sản xuất tại EU tuân thủ. Nhà sản xuất và xuất khẩu của nước thứ ba, trong đó có Việt Nam, sẽ có thời gian chuyển tiếp kéo dài từ ngày 01/01/2022 đến 31/12/2024 để thích ứng với quy định mới này

I.17.   Thuốc BVTV được phê duyệt dùng cho nông nghiệp hữu cơ:   

Trong nông nghiệp hữu cơ, chỉ khi tất các phương pháp khác dùng để ứng phó với dịch hại không còn tác dụng và nông dân phải đối mặt với nguy cơ mất mùa thì mới được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và những loại thuốc này đã được phê duyệt. Đó là quá trình có kiểm soát và không bao giờ được sử dụng ngay từ đầu.

Thuốc bảo vệ thực vật đã được phê duyệt dùng cho nông nghiệp hữu cơ chủ yếu là chất có sẵn trong tự nhiên và phải qua quá trình phê duyệt chặt chẽ của cơ quan quản lý để đảm bảo không gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Có nhiều thuốc bảo vệ thực vật có trong tự nhiên được phép sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ, vì có độ độc thấp, chẳng hạn như tinh dầu bạc hà, sả và cát thạch anh. Các loại thuốc khác như sắt, kali, sáp ong và gelatine đều là một phần trong thức ăn của con người và không gây ra vấn đề độc hại.

Chỉ có một sản phẩm không có trong tự nhiên được phép sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ, khi dịch hại trở thành vấn đề nghiêm trọng, là sử dụng pheromone để phá vỡ chu kỳ giao phối của dịch hại. Pheromone chỉ được phép sử dụng trên bẫy côn trùng và không được dùng trực tiếp cho đất hoặc cây.

I.18.   Kiểm soát chính thức ATTP của EU đối với sản phẩm nhập khẩu   

Kiểm soát chính thức về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền thực hiện để:

  • Đảm bảo sự an toàn và toàn vẹn của tất cả thực phẩm, sản phẩm thực phẩm và nguyên liệu ở từng công đoạn trong chuỗi nông sản thực phẩm
  • Xác minh rằng tất cả các đối tượng tham gia chuỗi nông sản thưc phẩm đều tuân thủ yêu cầu pháp lý và tiêu chuẩn vệ sinh.

Kiểm soát chính thức gồm có thanh kiểm tra, lấy mẫu và phân tích cơ sở thực phẩm, thực phẩm và hàng hóa.

Các nước thành viên phải tổ chức kiểm soát chính thức sao cho đảm bảo điều phối hiệu quả và hiệu lực tất cả các cơ quan có thẩm quyềm tham gia kiểm soát chính thức.

EC, với vai trò giám sát các Điều ước của EC, chịu trách nhiệm đảm bảo rằng luật pháp của Cộng đồng Châu Âu đang được thực thi phù hợp.

DG-SANTE của EC chịu trách nhiệm về chính sách của EU đối với an toàn thực phẩm và sức khỏe, và chịu trách nhiệm giám sát thực thi các luật liên quan.

Tổng vụ Directorate F – Kiểm tra và phân tích sức khỏe và thực phẩm là một phần của DG SANTE. Nhiệm vụ của Tổng vụ F là kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu luật pháp về an toàn và chất lượng thực phẩm, sức khỏe và phúc lợi động vât, và sức khỏe thực vật trong khối EU và nước thứ ba xuất sang EU. Các hoạt động nghiên cứu, khảo sát được tiến hành để thu thập thông tin và kinh nghiệm tại các nước thành viên và nước xuất khẩu.

Tổng vụ Directorate F thực hiện các cuộc thanh kiểm tra tại nước thành viên và nước thứ ba có liên quan. Kết quả phát hiện sau thanh kiểm tra được trình bày trong báo cáo thanh kiểm tra, báo cáo này được đăng tải trên internet. Trước khi công bố báo cáo cuối cùng trên internet, cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên hoặc nước thứ ba có cơ hội nhận xét dự thảo báo cáo.

Trong báo cáo cuối cùng, Tổng vụ F cũng thông tin các khuyến nghị cho cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên hoặc nước thứ ba đã được đến thăm, nếu kết quả thanh kiểm tra cho thấy có thiếu sót. Sau đó, nước thành viên hoặc nước xuất khẩu trình bày kế hoạch hành động trong thời gian cụ thể về việc mình dự kiến sẽ làm để khắc phục các thiếu sót đó. Tổng vụ F đánh giá kế hoạch hành động này cùng với các cơ quan khác của Ủy ban và giám sát thực hiện thông qua nhiều hoạt động phù hợp sau đó.

Khi phù hợp, Tổng vụ F có thể nhấn mạnh các lĩnh vực mà Ủy ban có thể cần cân nhắc làm rõ hoặc sửa đổi văn bản pháp luật hoặc các lĩnh vực cần có văn bản pháp luật mới. Với cách làm này, kết quả các cuộc thanh kiểm tra của Tổng vụ F hoặc các chuyến khảo sát, nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng luật pháp của EU.

Đối với thực phẩm nhập khẩu, nước xuất xứ chịu trách nhiệm tuân thủ luật pháp của EU, và việc này được kiểm soát không chỉ ở biên giới EU mà cả trên thị trường.

Quy trình kiểm soát và ứng phó được xây dựng dựa trên quá trình kiểm tra ngẫu nhiên của nước thành viên. CA của nước thành viên chịu trách nhiệm lấy mẫu sản phẩm thực phẩm, để đảm bảo sao cho các sản phẩm này tuân thủ luật pháp của EU. Nếu phát hiện được nguy cơ thì nhanh chóng thực hiện biện pháp phù hợp. Nước thành viên lấy mẫu ngẫu nhiên và phân tích thực phẩm, thường xuyên báo cáo kết quả phát hiện, và hành động nếu mẫu không đạt theo quy định của luật pháp. EU cung cấp kết quả phát hiện này cho tất cả các nước thành viên. Nếu, trong quá trình kiểm tra, CA của quốc gia xác định được nguy cơ thì có thể tạm dừng hoặc tạm thời hạn chế sản xuất hoặc phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, CA của quốc gia phải báo ngay cho các nước thành viên khác và EC, đồng thời đưa ra lý do giải thích cho quyết định của mình. RASFF chuyển tải thông tin giữa các CA của quốc gia, EC và EFSA, qua đó giúp có hành động nhanh chóng.

Quy định EC 2017/625, cùng với các quy định được phân cấp và quy định thực hiện của mình, đặt ra cách tiếp cận tổng hợp đối với yêu cầu kiểm soát chính thức, bao gồm cả kiểm soát nhập khẩu. Quy tắc chung áp dụng cho tất cả thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, và có thêm yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật và các sản phẩm có nguy cơ cao khác. Tất cả các sản phẩm có nguy cơ cao đều chịu kiểm soát cụ thể theo quy định tại luật. CA phải thực hiện các hình thức kiểm soát tại BCP.

Tất cả sản phẩm nhập khẩu khi tham gia chuỗi thực phẩm, chẳng hạn như nguyên liệu thực phẩm, trong đó có thực vật và sản phẩm thực vật, rau quả, vật liệu tiếp xúc với thực phẩm, chất bổ sung dinh dưỡng cho thực phẩm và phụ gia thực phẩm… đều phải được kiểm soát chính thức về an toàn thực phẩm tại BCP.

Các biện pháp kiểm soát nhằm mục đích đảm bảo sao cho sản phẩm thực phẩm đưa ra thị trường Châu Âu đều tuân thủ quy định của EU. Các biện pháp này nhằm ngăn ngừa hoặc loại bỏ nguy cơ đối với sức khỏe có thể xảy ra đối với người, động vật và thực vật hoặc làm giảm nguy cơ đó tới mức có thể chấp nhận được.

Rau quả chưa được chế biến cũng phải chịu kiểm soát về kiểm dịch thực vật/sức khỏe thực vật.

Các đối tượng chịu trách nhiệm đối với lô hàng nhập khẩu (thường là khách mua hàng của EU) cần đảm bảo rằng sản phẩm thực vật được xuất trình để kiểm soát chính thức tại BCP.

Các lô hàng có thể chỉ đi qua BCP chỉ định. Mỗi nước thành viên đều chịu trách nhiệm đưa lên internet danh sách BCP cập nhật trên lãnh thổ của mình, trong đó đưa ra thông tin sau cho từng BCP:

  • Thông tin liên lạc;
  • Giờ mở cửa;
  • Địa điểm chính xác và xác định đó là cảng, sân bay, điểm nhập khẩu đường sắt hay đường bộ;
  • Các nhóm hàng hóa thuộc phạm vi được chỉ định.

Có thể tìm thấy danh sách BCP và Điểm kiểm soát (CP) trên website của EC.

Có ba hình thức kiểm soát chính thức hàng nhập khẩu:
  • Kiểm tra hồ sơ: đơn vị quản lý xác minh sự tuân thủ theo quy định của giấy chứng nhận, chứng nhận an toàn thực phẩm hoặc giấy tờ đi kèm
  • Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: đơn vị quản lý xác minh sự thống nhất giữa hồ sơ và sản phẩm, kiểm tra bằng mắt thường
  • Kiểm tra thực tế: đơn vị quản lý tiến hành kiểm tra sản phẩm, và có thể lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm.

Quy trình kiểm soát phụ thuộc vào loại hàng hóa, nguồn gốc địa lý và hình thức kiểm soát mà hàng hóa đó bị áp dụng.

Hình thức kiểm tra thông thường được thực hiện đối với hàng nhập khẩu như đã xác định tại kế hoạch kiểm soát dài hạn của mỗi nước thành viên. Trong trường hợp này, kiểm soát hồ sơ mang tính hệ thống, kiểm soát thực tế lô hàng mang tính ngẫu nhiên theo kết quả phân tích nguy cơ. Sản phẩm được lấy mẫu và phân tích. Hàng hóa không bị chặn lại trong khi chờ kết quả phân tích.

Một số loại thực phẩm và thức ăn chăn nuôi bị tăng mức kiểm soát chính thức khi nhập khẩu. Danh sách các sản phẩm thực vật bị nâng mức độ chú ý và kiểm soát được liệt kê tại Phụ lục I của Quy định (EU) 2021/608

Danh sách sản phẩm bị tăng mức kiểm soát được cập nhật thường xuyên trên cơ sở nguy cơ mới và nguy cơ đã biết ở cấp Châu Âu và dựa vào thông tin từ nhiều nguồn, trong đó có:

  • thông báo nhận được thông qua RASFF;
  • báo cáo Thanh kiểm tra và Phân tích sức khỏe và thực phẩm;
  • thông tin từ các nước EU và không thuộc EU.

Khi các nguồn thông tin trên cho thấy cần tăng cường kiểm soát tại biên giới EU vì có thể xuất hiện nguy cơ đã biết hoặc nguy cơ mới nổi, và để đảm bảo mức độ thống nhất của các biện pháp kiểm soát, hàng nhập khẩu có liên quan tới nguy cơ đó sẽ được đề xuất đưa vào Phụ lục I của Quy định.
Phụ lục I phải được thường xuyên rà soát, ít nhất ba tháng một lần như nêu trong Quy định. Do vậy, bất kỳ nguồn thông tin nào ở trên cũng đều được xem xét cập nhật. Kết quả rà soát có thể giúp cập nhật danh sách hiện có (bao gồm cả loại bỏ và thay đổi tần suất kiểm soát). Trong bối cảnh này, các sản phẩm khác cũng có thể được đưa vào Phụ lục I nếu phù hợp.

Trong Quy định này không có giới hạn thời gian sản phẩm nhập khẩu thuộc diện tăng mức độ kiểm soát vì việc loại khỏi danh sách phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và các yếu tố có thể khác nhau giữa các loại thực phẩm/thức ăn chăn nuôi.

Khác biệt theo mùa vụ, mối liên hệ giữa khối lượng thương mại và kết quả của các hoạt động kiểm soát do nước thành viên thực hiện trong một giai đoạn nhất định là các yếu tố tác động tới thời gian đưa một mặt hàng nhập khẩu nhất định không có nguồn gốc động vật vào danh sách phải tăng mức độ kiểm soát.

Cơ chế tăng kiểm soát có nghĩa là CA sẽ:
  • thực hiện kiểm tra có hệ thống (100%) đối với hồ sơ đi theo hàng hóa;
  • tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và kiểm tra thực tế một cách chặt chẽ hơn, bao gồm cả phân tích trong phòng thí nghiệm, ở tần suất cao hơn, như nêu trong Phụ lục của Quy định.

Đồng thời, khi thấy rõ thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể tiếp tục gây nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, động và thực vật hoặc môi trường, EC có thể thực hiện các biện pháp khẩn cấp. Các biện pháp này chủ yếu gồm tạm dừng lưu thông hoặc tạm dừng nhập khẩu, áp dụng các điều kiện đặc biệt hoặc bất kỳ các biện pháp bảo vệ khác. Nếu phát hiện có vấn đề sức khỏe, EC sẽ ra thông báo báo động, và nếu cần, sẽ thu hồi hoặc rút sản phẩm khỏi thị trường.

Luật pháp của EU có thể đưa ra yêu cầu nhập khẩu đặc biệt cho các sản phẩm cụ thể có nguồn gốc từ nước thứ ba. Các điều kiện nhập khẩu cụ thể có thể gồm: danh sách các nước thứ ba có thể xuất hàng sang EU, xây dựng mẫu chứng nhận cụ thể để đi theo từng lô hàng, cung cấp kết quả phân tích….

Sản phẩm liệt kê tại Phụ lục II của Quy định (EU) 2021/608 phải đi kèm với kết quả lấy mẫu và phân tích của CA của nước thứ ba và đi kèm với chứng nhận chính thức.

Sản phẩm nêu trong Phụ lục IIa của Quy định bị dừng nhập khẩu vào EU.

Ví dụ:
  • Lá rau mùi, húng (húng quế, húng tây), bạc hà, ngò tây (tươi hoặc ướp lạnh), đậu bắp và ớt (loài Capsicum (không phải loại ngọt) từ Việt Nam được liệt kê tại Phụ lục I và bị áp dụng biện pháp tạm thời tăng tần suất kiểm tra tại BCP và điểm kiểm soát với tần suất 50% khi kiểm tra thực tế và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ để phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

  • Thanh long (tươi hoặc đông lạnh) từ Việt Nam nằm trong Phụ lục II và bị áp dụng điều kiện đặc biệt khi nhập khẩu vào EU do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với tần suất kiểm tra thực tế và tính hợp lệ của hồ sơ là 10%. Mọi lô hàng thanh long từ Việt Nam đều phải có chứng nhận chính thức theo mẫu nêu trong Phụ lục IV (“chứng nhận chính thức”) của Quy định (EU) 2021/608.

  • Kết quả lấy mẫu và phân tích an toàn thực phẩm đi kèm theo từng lô thanh long của Việt Nam đều phải có số liệu về dư lượng của ít nhất các loại thuốc nêu trong chương trình kiểm soát được phê duyệt theo Điều 29(2) của Quy định (EC) 396/2005 liên quan đến MRL của thuốc bảo vệ thực vật trên thực phẩm có nguồn gốc thực vật, có thể phân tích bằng phương pháp đa dư lượng theo GC-MS và LC-MS và dư lượng Dithiocarbamates (dithiocarbamates được thể hiện là CS2, bao gồm maneb, mancozeb, metiram, propineb, thiram và ziram), Phenthoate và Quinalphos. Căn cứ kết quả lấy mẫu và phân tích của phòng thí nghiệm đã được công nhận, Cục Bảo vệ thực vật sẽ cấp “chứng nhận chính thức” dưới dạng “Thông báo kết quả kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu” cho từng lô thanh long sẽ xuất khẩu đi EU.

  • Thực phẩm có hạt khô từ Nigeria được liệt kê trong Phụ lục IIa và bị áp dụng biện pháp dừng nhập khẩu vào EU do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

EC có thể yêu cầu chứng nhận kiểm soát của cơ quan thẩm quyền của nước thứ ba trước khi nhập khẩu. Các biện pháp kiểm soát này được áp dụng để xác minh rằng sản phẩm xuất khẩu sẽ đáp ứng quy định của Cộng đồng Châu Âu trước khi nhập khẩu. Trong trường hợp đó, tần suất kiểm tra thực tế, thực hiện tại EU khi hàng tới, sẽ thấp hơn mức kiểm tra nâng cao. Khi các biện pháp kiểm soát này được chứng nhận, tần suất kiểm tra đối với hàng nhập khẩu trên lãnh thổ EU sẽ được giảm.
Sản phẩm thực vật được nhập khẩu hợp pháp từ nước không thuộc khối EU vào nước thành viên EU sau đó có thể được phân phối sang các nước thành viên khác mà không bị kiểm tra thêm. Tuy nhiên, ngay cả khi lô hàng đến từ nước thuộc EU thì vẫn có thể bị kiểm tra đột xuất ngẫu nhiên để xác minh nước xuất xứ và liệu đã tiến hành kiểm soát chính thức có liên quan hay chưa.

I.19.   Quyết định cần đưa ra đối với các lô hàng không tuân thủ nhập khâu từ nước thứ ba vào EU  

Trong trường hợp phát hiện lô hàng không tuân thủ:

CA cần:

•         Vô hiệu hóa các chứng nhận chính thức và các giấy tờ liên quan
•         Phối hợp thực hiện các biện pháp tiếp theo để lô hàng không thể vào EU nếu đã bị từ chối nhập khẩu.

CA sẽ giữ lại chính thức mọi lô hàng sản phẩm thực vật vào EU nếu không tuân thủ cá quy tắc liên quan và từ chối không cho nhập vào EU.

CA cần tách hoặc cách ly lô hàng đang chờ quyết định thêm.

Nếu lô hàng có thực vật hoặc sản phẩm thực vật, cần thực hiện các biện pháp sau bằng kinh phí của đối tượng chịu trách nhiệm đối với lô hàng đó:

  • Tiêu hủy lô hàng;
  • Tái xuất lô hàng ra khỏi EU; hoặc
  • Tiến hành xử lý đặc biệt hoặc áp dụng biện pháp khác cần để đảm bảo tuân thủ quy tắc và và thay đổi mục đích sử dụng của lô hàng.

CA có thể yêu cầu nước thứ ba cung cấp thông tin chính xác và cập nhật sau:

  • Bất kỳ quy tắc SPS nào đã được thông qua hoặc đề xuất trên lãnh thổ EU;
  • Quy trình và yếu tố đánh giá nguy cơ được đưa vào xem xét để đánh giá nguy cơ và xác định mức bảo vệ phù hợp về SPS;
  • Bất kỳ quy trình và cơ chế kiểm soát và kiểm tra nào;
  • Cơ chế chứng nhận chính thức;
  • Kết quả kiểm soát hàng hóa xuất khẩu đi EU;
  • Thông tin về thay đổi đối với cơ cấu và chức năng của hệ thống kiểm soát đã được thông qua để đáp ứng yêu cầu SPS của EU

I.20.   Hồ sơ về sức khỏe chung đối với thực vật và sản phẩm thực vật nhập khẩu (CHED-PP)  

CHED-PP là hồ sơ về sức khỏe chung của lô hàng thực vật, sản phẩm và vật thể khác cần chứng nhận kiểm dịch thực vật, và cần kiểm soát chính thức khi nhập vào nước thành viên của EU.

CHED-PP được chuẩn bị bởi người chịu trách nhiệm đối với lô hàng (RFC). Mục đích của CHED là:

  • Để RFC thông báo trước cho CA của BCP khi lô hàng đến (Phần I)
  • Để CA ghi lại kết quả kiểm soát chính thức đã thực hiện và quyết định đã được đưa ra trên cơ sở kết quả kiểm soát (Phần II)
  • Để CA đưa thông tin về các biện pháp tiếp theo đối với lô hàng sau khi quyết định đã được đưa ra (Phần III).

CHED-PP được chuyển trực tuyến cho BCP, thông qua hệ thống TRACES

I.21.    TRACES

TRACES

Từ tháng 12/2019, TRACES trở thành hệ thống IT được dùng để thông báo nhập khẩu sản phẩm từ các nước bên ngoài EU. Người chịu trách nhiệm đối với lô hàng phải đăng ký và truy cập được TRACES.

TRACES là Hệ thống tích hợp trên máy tính để Kiểm soát chính thức (IMSOC), hệ thống này cho phép tích hợp các hệ thống trên máy tính hiện nay ((TRACES, RASFF, EUROPHYT, AAC – Hệ thống hỗ trợ hành chính và Hợp tác), để tối ưu hóa việc xử lý và trao đổi thông tin, dữ liệu và tài liệu cần cho việc giám sát thực thi các quy tắc trong chuỗi nông sản thực phẩm.

TRACES sử dụng tổng cộng 34 ngôn ngữ, trong đó có 23 ngôn ngữ chính thức của EU, điều này giúp cho các CA của nước không thuộc EU và đối tác thương mại đều có thể sử dụng được TRACES.

TRACES có thể truy cập 24/7, 7 ngày mỗi tuần, và miễn phí. Chỉ cần có internet và một tài khoản là có thể truy cập được TRACES.

TRACES là một công cụ hiệu quả để đảm bảo:

  • Khả năng truy xuất nguồn gốc (theo dõi sự di chuyển của lô hàng, cả trong EU và từ nước không thuộc EU);
  • Trao đổi thông tin (cho phép đối tác thương mại và CA dễ dàng trao đổi thông tin về sự di chuyển của lô hàng của mình và đẩy nhanh các thủ tục hành chính);
  • Quản lý nguy cơ (phản ứng nhanh với các mối đe dọa đối với sức khỏe bằng cách theo dõi sự di chuyển của lô hàng và tạo điều kiện quản lý nguy cơ của lô hàng bị từ chối).

TRACES có tính năng chứng nhận điện tử cho CA của cả nước thuộc EU và nước không thuộc EU. Tính năng này cho phép các CA đóng dấu điện tử và ký bằng chữ ký điện tử của cán bộ chịu trách nhiệm cấp các loại chứng nhận chính thức hoặc ký quyết định đối với lô hàng.

Các tiêu chuẩn về con dấu điện tử được áp dụng trong TRACES đáp ứng điều kiện về đảm bảo nhận dạng nêu trong Quy định (EU) 910/2014. Mức độ đảm bảo nhận dạng này cho phép giao dịch điện tử có giá trị pháp lý như giao dịch bằng giấy tờ.

EC đưa ra tính năng miễn phí này và giúp các cơ quan quan tâm liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ ủy thác mà EC đã chọn để cung cấp dịch vụ ủy thác cho TRACES.

I.22.   Yêu cầu bổ sung của khách hàng EU về an toàn thực phẩm   

Chứng nhận làm bằng chứng về an toàn thực phẩm

Luật pháp EU đưa ra yêu cầu tối thiểu về mở cửa thị trường. Tuy nhiên, khách hàng Châu Âu thường yêu cầu nhà cung cấp hàng cho mình phải đáp ứng các yêu cầu bổ sung cao hơn cả yêu cầu do luật pháp EU đưa ra, tùy thuộc vào kênh bán hàng và phân khúc sản phẩm.

Chứng nhận an toàn thực phẩm là cơ sở để hàng hóa vào được thị trường Châu Âu. Mặc dù chứng nhận an toàn thực phẩm không bắt buộc trong luật của Châu Âu song điều này đã trở thành yêu cầu đối với hầu hết các nhà cung cấp thực phẩm Châu Âu.

Yêu cầu thông thường của khách hàng gồm có chứng nhận GLOBALGAP (hoặc tương đương), và tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội cũng như môi trường. Do đó, các nhà xuất khẩu sản phẩm thực vật, bao gồm cả FFV, không chỉ phải tuân thủ yêu cầu luật pháp của EU mà còn phải đáp ứng yêu cầu bổ sung của khách hàng EU.

Ngoài GLOBALGAP, khách hàng cũng có thể yêu cầu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khác. Ví dụ: đối với việc chuẩn bị và phục vụ hoặc chế biến FFV, phần lớn khách hàng của thị trường Tây Bắc Âu đòi hỏi nhà cung cấp phải đáp ứng Tiêu chuẩn BRC toàn cầu, được áp dụng rộng rãi làm tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm. Tại Đức, tiêu chuẩn thực phẩm IFS được áp dụng phổ biến.

Phần lớn khách hàng của EU trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như nhà thương mại, nhà chế biến và nhà bán lẻ, đều yêu cầu áp dụng HACCP để làm bằng chứng đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm.

Lựa chọn nữa về chứng nhận an toàn thực phẩm là chương trình Thực phẩm chất lượng an toàn (SQF) và FSSC 22000, một tiêu chuẩn ngành do Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) xây dựng.

Khách hàng EU cũng có thể yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp bằng chứng về trách nhiệm xã hội cũng như môi trường của mình, chẳng hạn như Chứng nhận ISO 26000 về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) hoặc ISO 14001 (Quản lý môi trường).

Tất cả các hệ thống quản lý trên đều được Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI) công nhận và nhìn chung được phần lớn nhà bán lẻ ở EU chấp nhận. Việc tuân thủ các chương trình chứng nhận có sự khác biệt giữa các quốc gia, các kênh thương mại và thực trạng thị trường. Mặc dù các tiêu chuẩn này mang tính tự nguyện song các nhà xuất khẩu chỉ có thể kinh doanh được khi có chứng nhận và tiêu chuẩn. Yêu cầu của khách hàng và người tiêu dùng EU về các tiêu chuẩn này sẽ ngày càng chặt chẽ hơn và áp dụng rộng rãi hơn.

Yêu cầu chặt chẽ hơn về MRL thuốc bảo vệ thực vật

Các siêu thị lớn của Châu Âu đều đã thực hiện các bước để giảm mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên thực phẩm mà mình bán ra. Các cam kết này là bằng chứng cụ thể rằng các nhà bán lẻ lớn công nhận thuốc bảo vệ thực vật là một vấn đề và xem xét nguy cơ nhiễm thuốc bảo vệ thực vật một cách nghiêm túc. Nhiều siêu thị EU ở Bắc và Tây Âu chỉ cho phép thực phẩm được nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở mức dưới 33%-80% MRL theo luật của EU. Các siêu thị này cũng hướng tới mục đích đảm bảo sao cho sản phẩm thực phẩm không chứa hơn 3, 4 hoặc 5 loại dư lượng, tùy vào nhóm sản phẩm.

Kiểm tra tại phòng thử nghiệm

Khách hàng EU có thể yêu cầu phải kiểm tra an toàn thực phẩm tại phòng thử nghiệm, đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tại EU áp dụng một thực hành phổ biến là các lô hàng rau quả đi kèm với giấy tờ của phòng thử nghiệm đã được công nhận, các giấy tờ này không được quá 6 tháng.

Độ tin cậy của phòng thử nghiệm tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng đối với khách hàng Châu Âu. Đây có thể là vấn đề tiềm ẩn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của một số nước đang phát triển và Việt Nam vì các phòng thử nghiệm sẽ phải có khả năng xử lý tất cả các loại thử nghiệm theo yêu cầu. Tại một số nước đang phát triển, phòng thử nghiệm chỉ có thể thực hiện một số phép thử, và một số nước phải gửi mẫu sang nước khác để phân tích. Khách hàng Châu Âu thường yêu cầu kiểm tra rất nhiều loại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Bạn cần ghi nhớ:

  • Kiểm tra với khách hàng của mình về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và chứng nhận mà khách hàng muốn dùng, thường áp dụng cụ thể theo từng thị trường. Ít nhất, phải hiểu biết về GLOBALGAP, vì để chuẩn bị gia nhập được thị trường EU bạn nhất định phải có chứng nhận GLOBALGAP.
  • Khách hàng EU có thể sẽ yêu cầu bạn đáp ứng yêu cầu bổ sung là mức dư lượng thấp hơn MRL và kết quả phân tích dư lượng của phòng thử nghiệm đối với sản phẩm của bạn.

PHẦN II. YÊU CẦU QUẢN LÝ CỦA EU VỀ KDTV ĐỐI VỚI SẢN PHẨM GỐC THỰC VẬT  

II.1.    Các nguyên tắc chính trong luật pháp của EU về kiểm dịch thực vật

Điều khoản quy định về sức khỏe thực vật của EU dựa vào:

  • Nguyên tắc của WTO/SPS
  • Công ước quốc tế về Bảo vệ thưc vật của FAO (IPPC)
  • Tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật (ISPMs)

Các nguyên tắc chính trong luật pháp của EU về sức khỏe thực vật gồm có:

  • Tất cả các đối tác thương mại đều đủ điều kiện để xuất khẩu thực vật và sản phẩm thực vật sang EU
  • Áp dụng một bộ duy nhất điều kiện cho tất cả các đối tác thương mại
  • NPPO chịu trách nhiệm đối với sự tuân thủ yêu cầu của EU
  • Kết quả kiểm soát trên hàng nhập khẩu cho thấy thực vật và sản phẩm thực vật không nhiễm đối tượng kiểm dịch
  • Danh mục đối tượng kiểm dịch và Danh mục hàng hóa cần kiểm soát được đăng công khai tại EU
  • Hoạt động tăng cường năng lực được cung cấp
  • Hầu như không có hàng hóa bị cấm
  • Có thể có trường hợp đặc cách thực hiện khác với quy định, nếu thuyết minh được

II.2.   Luật về sức khỏe thực vật của EU-Quy định (EU) 2016/2031  

Vào tháng 10/2016, Nghị viện Châu Âu và Hội đồng thông qua Quy định (EU) 2016/2031 về biện pháp phòng vệ đối với dịch hại thực vật (“Luật về sức khỏe thực vật”). Quy định này được xây dựng trên cơ sở IPPC, các ISPM, Hiệp định SPS và các văn bản hướng dẫn. Quy định được áp dụng từ ngày 14/12/2019

Luật sức khỏe thực vật tập trung vào ngăn chặn sự du nhập và lây lan của dịch hại thực vật trên lãnh thổ EU. Luật căn cứ vào kết luận rằng thành viên EU cần phân bổ nhiều nguồn lực hơn nữa cho giai đoạn đầu để ngăn ngừa tổn thất nặng nề trong tương lai do dịch hại phá hoại sản xuất nông nghiệp hoặc môi trường.

Luật đưa ra quy tắc chi tiết về phát hiện và loại trừ sớm đối tượng kiểm dịch của EU nếu phát hiện có mặt trên lãnh thổ EU. Các quy tắc này đưa ra nghĩa vụ thông báo bùng phát dịch của các đối tượng chuyên môn, điều tra và các chương trình điều tra nhiều năm, khoanh vùng để diệt trừ, cũng như yêu cầu nâng cao đối với các loại dịch hại được ưu tiên quan tâm.

Theo Quy định này, tất cả các nước thành viên sẽ phải tiến hành ngay việc diệt trừ đối tượng kiểm dịch của EU nếu phát hiện có mặt tại khu vực mà trước đó không biết là có loài dịch hại đó.

Quy định này đưa ra định nghĩa về ba nhóm dịch hại như sau:

Đối tượng kiểm dịch thực vật của EU: không có mặt trên toàn lãnh thổ EU hoặc, nếu có mặt, chỉ phân bố cục bộ và được kiểm soát chính thức. Phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn ngừa sự du nhập và lây lan thêm trong lãnh thổ EU do các đối tượng kiểm dịch có nguy cơ cao hơn đối với sức khỏe thực vật. Các loài dịch hại này phải được diệt trừ ngay nếu phát hiện được.

Đối tượng kiểm dịch tại khu vực được bảo vệ: có mặt ở phần lớn các bộ phận của EU, song vẫn được biết là không có mặt ở các khu được khoanh vùng cụ thể, được gọi là “vùng được bảo vệ”. Do đó, các loài dịch hại này không được phép du nhập và lay lan trong các khu vực được bảo vệ. Các biện pháp được thực hiện (như cấm hoặc hạn chế di chuyển hàng hóa, điều tra…) để tránh không cho các loài dịch hại này xâm nhập vào các khu được bảo vệ hoặc để đảm bảo diệt trừ được các loài dịch hại này nếu phát hiện có mặt ở những vùng được bảo vệ này.

Đối tượng phải kiểm soát: xuất hiện phổ biến trên lãnh thổ EU nhưng vì có ảnh hưởng tới chất lượng thực vât và vật liệu làm giống trên thị trường nên cần được đảm bảo không nhiễm hoặc gần như không nhiễm. Hành động này giúp có thể đảm bảo chất lượng ban đầu và giá trị kinh tế của nhiều loại cây nông nghiệp cũng như cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

Quy định này cũng đưa ra khái niệm “dịch hại ưu tiên”. Các loại dịch hại này gồm đối tượng kiểm dịch của EU có tác động tiềm ẩn nghiêm trọng nhất đối với kinh tế, môi trường và/hoặc xã hội của EU. Các loại dịch hại ưu tiên này phải chịu các biện pháp tăng cường về điều tra, kế hoạch hành động để diệt trừ, kế hoạch dự phòng và hoạt động diễn tập. Cần xếp hạng ưu tiên cho các dịch hại có hại nhất đối với EU và từng nước thành viên để tập trung nguồn lực một cách hiệu quả nhất để bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường. Dự kiến EU cũng sẽ tăng cường tập trung kinh phí từ phía các nước thành viên để đạt được mục tiêu này.

Quy định thực hiện của Ủy ban (EU) 2019/2072 đưa ra điều kiện đồng bộ để thực hiện Quy định (EU) 2016/2031. Điều kiện kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào EU được trình bày cụ thể tại các Phụ lục của Quy định này:

  • Phụ lục II, III và IV liệt kê đối tượng kiểm dịch, đối tượng kiểm dịch tại khu vực được bảo vệ và đối tượng phải kiểm soát
  • Phụ lục VI nêu rõ các trường hợp bị cấm nhập khẩu
  • Phụ lục VII liệt kê điều kiện kiểm dịch thực vật nhập khẩu mà thực vật và sản phẩm thực vật khi nhập khẩu vào EU phải tuân thủ.
  • Phụ lục IX nêu rõ các trường hợp cấm nhập khẩu đối với khu vực được bảo vệ cụ thể
  • Phụ lục X liệt kê các điều kiện nhập khẩu đặc biệt tại các khu vực được bảo vệ cụ thể
  • Phụ lục XI nêu rõ danh mục thực vật, sản phẩm thực vật và các vật thể khác phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (và thực vật, sản phẩm thực vật và các vật thể khác không cần giấy chứng nhận khi vào lãnh thổ EU)

Phụ lục XII nêu rõ danh mục thực vật, sản phẩm thực vật và các vật thể khác có xuất xứ hoặc chuyển từ nước thứ ba vào khu vực được bảo vệ phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

II.3.   Đối tượng kiểm dịch thực vật của EU   

Quy định thực hiện của Ủy ban (EU) 2019/2072 đưa ra danh mục đối tượng kiểm dịch của EU (Phụ lục II). Phần A của Phụ lục II liệt kê 152 đối tượng kiểm dịch chưa được biết đến là xuất hiện ở EU và Phần B liệt kê 22 đối tượng kiểm dịch được biết đã xuất hiện trên lãnh thổ EU. Danh mục đối tượng kiểm dịch của EU có tên khoa học để tham chiếu. Danh mục này thường xuyên được thay đổi và cập nhật.

Cán bộ bảo vệ và kiểm dịch thực vật, nhà sản xuất FFV và nhà xuất khẩu của Việt Nam cần đặc biệt quan tâm tới những đối tượng kiểm dịch của EU được biết có mặt ở Việt Nam, đặc biệt là bệnh loét vi khuẩn trên cây có múi, ruồi đục quả phương Đông và dòi đục lá rau (Bảng 4). Các loại dịch hại này cần được kiểm soát chặt chẽ và không được có mặt trên bất kỳ sản phẩm thực vật nào xuất đi EU.

  • Quy định này đưa ra biện pháp xử lý trong trường hợp nghi ngờ và/hoặc phát hiện có đối tượng kiểm dịch:
  • Thông báo của người làm chuyên môn cho CA về bằng chứng mình có thể đang có về nguy hiểm sắp tới liên quan đến đối tượng kiểm dịch thực vật,
  • Thông báo của nước thành viên cho Ủy ban và nước thành viên khác trong trường hợp có bằng chứng về nguy hiểm sắp tới liên quan đến sự xâm nhập của đối tượng kiểm dịch vào lãnh thổ EU.
  • Sau khi xác nhận chính thức có đối tượng kiểm dịch, CA thông báo cho EC, các nước thành viên khác và người làm chuyên môn.
  • Người làm chuyên môn thực hiện các biện pháp cần thiết theo hướng dẫn của CA để diệt trừ đối tượng kiểm dịch.
  • Khi thực vật hoặc sản phẩm thực vật được nhập khẩu vào EU, cần có Chứng nhận kiểm dịch thực vật để đảm bảo không có đối tượng kiểm dịch.

II.4.   Dịch hại ưu tiên của EU   

Quy định được ủy quyền của Ủy ban (EU) 2019/1702 đưa ra danh mục dịch hại ưu tiên của EU. Dịch hại ưu tiên nằm trong Danh mục Đối tượng kiểm dịch của EU. Các loại dịch hại này có tiềm năng gây ra tác động nghiêm trọng nhất về kinh tế, môi trường và xã hội nếu thiết lập quần thể tại EU.

Danh mục này được xây dựng trên cơ sở đánh giá tác động của EFSA và Trung tâm nghiên cứu chung của EC (JRC) đối với nhiều dịch hại do Ủy ban xác định. Các đánh giá này xem xét nhiều chỉ tiêu, chẳng hạn như tác động đối với năng suất cây trồng, thiệt hại đối với thương mại và chi phí của các biện pháp kiểm soát; hậu quả xã hội như thất nghiệp, giảm an toàn thực phẩm và an ninh lương thực, và tác động đối với cảnh quan và di sản văn hóa; và thiệt hại đối với môi trường như suy giảm đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái.

Đối với mỗi loài dịch hại có trong danh mục này, các nước thành viên EU phải tiến hành kiểm soát chặt hơn trên hàng nhập khẩu, điều tra hàng năm, xây dựng và cập nhật kế hoạch dự phòng, tổ chức diễn tập, thông tin cho công chúng, và thông qua kế hoạch diệt trừ bất kỳ loài dịch hại trong danh mục và có mặt trên lãnh thổ EU. Điều này có nghĩa là lãnh thổ EU có chiến lược chuẩn bị sẵn sàng có điều phối và hài hòa để bảo vệ nền nông nghiệp, môi trường và kinh tế không bị các loài dịch hại nguy hiểm gây hại.

Danh mục 20 loài dịch hại ưu tiên của EU

Agrilus anxius Gory

Agrilus planipennis Fairmaire
Anastrepha ludens (Loew)

Anoplophora chinensis (Thomson)
Anoplophora glabripennis (Motschulsky)
Anthonomus eugenii Cano
Aromia bungii (Faldermann)
Bactericera cockerelli (Sulc.)
Bactrocera dorsalis (Hendel)*


Bactrocera zonata (Saunders)
Bursaphelenchus xylophilus (Steiner et Bührer) Nickle et al.
Candidatus Liberibacter spp., causal agent of citrus greening*
Conotrachelus nenuphar (Herbst)
Dendrolimus sibiricus Tschetverikov
Phyllosticta citricarpa (McAlpine) Van der Aa
Popillia japonica Newman


Rhagoletis pomonella Walsh
Spodoptera frugiperda (Smith)*

Thaumatotibia leucotreta (Meyrick) Xylella fastidiosa (Wells et al.)



(lưu ý: *Loài dịch hại có mặt ở Việt Nam)

II.5.   Đối tượng phải kiểm soát (RNQP)  

RNQP là dịch hại đặc biệt nguy hiểm, đã phân bố rộng rãi. Do đã phổ biến nên các RNQP không thuộc diện phải thông báo hoặc thực hiện trách nhiệm kiểm soát. Tuy nhiên, để tránh tác động kinh tế không thể chấp nhận được, một số chủng loại cây giống và hạt giống chỉ được đưa ra thị trường vì mục đích thương mại nếu không nhiễm các RNQP (hoặc mức độ nhiễm thấp hơn ngưỡng nhất định).

RNQP của EU cũng như ngưỡng của RNQP được liệt kê tại Phụ lục IV của Quy định (EU) 2016/2031. Tuy nhiên, quy định này chủ yếu áp dụng cho cây giống, vật liệu làm giống thực vật và hạt giống.

II.6.   Danh mục thực vật có nguy cơ cao

Quy định về sức khỏe thực vật đưa ra danh mục Thực vật có nguy cơ cao. Các loài này, căn cứ vào đánh giá sơ bộ cho thấy, có nguy cơ về kiểm dịch thực vật được coi là không thể chấp nhận được trên lãnh thổ Châu Âu. Do đó, các loài thực vật này bị cấm không cho xâm nhập vào lãnh thổ Châu Âu từ nước thứ ba trong khi chờ đánh giá nguy cơ. Danh mục Thực vật có nguy cơ cao này được xác định tại Quy định thực hiện của Ủy ban (EU) 2018/2019. Các loại thực vật trong Danh mục Thực vật có nguy cơ cao, đang bị cấm đưa vào Châu Âu trong khi chờ đánh giá nguy cơ, hiện nay có:

  • Thực vật làm giống, không phải là hạt giống, vật liệu in-vitro và cây gỗ giống thân lùn tự nhiên hoặc nhân tạo của các loài:
    • Acacia
    • Acer,
    • Albizia,
    • Alnus,
    • Annona,
    • Bauhinia,
    • Berberis,
    • Betula,
    • Caesalpinia,
    • Cassia,
    • Castanea,
    • Cornus
    • zorylus,
    • Crataegus,
    • Diospyros,
    • Fagus,
    • Ficus carica,
    • Fraxinus,
    • Hamamelis,
    • Jasminum,
    • Juglans,
    • Ligustrum,
    • Lonicera,
    • Malus,
    • Nerium,
    • Persea,
    • Populus,
    • Prunus,
    • Quercus,
    • Robinia,
    • Salix,
    • Sorbus,
    • Taxus,
    • Tilia,
    • Ulmus.



  • Cây Ullucus tuberosus
  • Quả của cây Momordica có nguồn gốc từ nước thứ ba được biết là có Thrips palmi


  • Gỗ của cây Ulmus có nguồn gốc từ nước thứ ba được biết là có Saperda tridentate.

Hàng hóa có nguy cơ cao bị cấm nhập khẩu, trừ khi và cho đến khi thực hiện xong phân tích nguy cơ dịch hại (PRA) để xác định liệu có thể cho nhập khẩu hay không và nếu nhập khẩu thì phải đáp ứng điều kiện gì. Các PRA này sẽ chỉ được thực hiện bởi CA của EU “khi có yêu cầu”, với CA của nước thứ ba chịu trách nhiệm cung cấp dữ liệu cơ bản về dịch hại có mặt trên cây trồng đó.

Nguyên tắc về quy trình đánh giá nguy cơ của các loài thực vật có nguy cơ cao được quy định chi tiết tại Quy định thực hiện của Ủy ban (EU) 2018/2018

Đối với sản phẩm rau quả của Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ phải chú ý tới quả của cây Momordica (mướp đắng), là cây nằm trong danh mục thực vật có nguy cơ cao của EU và hiện bị cấm du nhập vào EU. Tuy nhiên, danh mục này không cố định mà được sửa đổi, có thể bỏ hoặc thêm một số loại thực vật hoặc sản phẩm thực vật

II.7.   Yêu cầu đối với vật liệu đóng gói bằng gỗ và chèn lót bằng gỗ  

Yêu cầu của EU về vật liệu đóng gói bằng gỗ căn cứ vào các ISPM và được nêu trong Quy định (EU) 2016/2031. Tất cả vật liệu đóng gói bằng gỗ và chèn lót từ các nước không thuộc EU phải:

  • Được xử lý nhiệt hoặc xông hơi khử trùng theo ISPM 15;
  • Được đóng dấu chính thức ISPM15, trên đó có 3 mã (nước, nhà sản xuất và biện pháp áp dụng) và logo của IPPC;
  • Đã được bóc vỏ.

Các yêu cầu trên không áp dụng cho:

  • Gỗ dày từ 6mm trở xuống;
  • Vật liệu đóng gói bằng gỗ hoàn toàn làm từ gỗ chế biến bằng cách sử dụng keo, nhiệt hoặc áp suất, chẳng hạn như ván ép, ván sợi định hướng và ván lạng mỏng;
  • Vật liệu đóng gói bằng gỗ dùng trong thương mại trong khối EU.

Bạn cần ghi nhớ:

  • Một số đối tượng kiểm dịch và ưu tiên quan tâm của EU hiện có mặt trên cây rau và trái cây ở Việt Nam.
  • Sản phẩm dành cho xuất khẩu đi EU phải:
a) Không nhiễm đối tượng kiểm dịch (QP) của EU và gần như không nhiễm các loài dịch hại khác.

b) Không nằm trong danh mục thực vật, sản phẩm thực vật bị cấm hoặc tạm dừng nhập khẩu vào các nước EU.


  • Vật liệu đóng gói bằng gỗ phải tuân thủ yêu cầu của ISPM 15.

II.8.   Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (PC)   

Thực vật, sản phẩm thực vật, bao gồm cả FFV và vật liệu khác nêu tại Phụ lục XI (phần A & B) và Phụ lục XII (khu vực được bảo vệ) của Quy định 2019/2072 khi vào EU phải có PC để đảm bảo rằng:

  • Đã được kiểm tra phù hợp;
  • Không nhiễm QP, đáp ứng yêu cầu đối với RNQP và hầu như không nhiễm các loại dịch hại khác;
  • Phù hợp với yêu cầu về sức khỏe thực vật của EU, nêu tại Quy định Regulation (EU) 2019/2072.

NPPO của nước xuất khẩu cấp PC. Cục Bảo vệ thực vật (PPD) là NPPO của Việt Nam. Trình tự và thủ tục kiểm dịch thực vật đối với hàng xuất khẩu được quy định tại Thông tư 33/2014/TT-BNNPTBT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cần lưu ý là ngoài yêu cầu pháp lý chung, để được cấp PC cho hàng xuất khẩu đi EU, một số sản phẩm FFV cần đáp ứng yêu cầu bổ sung cụ thể của EU và PPD.

Ví dụ, bưởi của Việt Nam (và quả có múi khác) dùng để xuất đi EU phải:

  • Được thu hoạch từ địa điểm sản xuất đang được cán bộ kiểm dịch thực vật giám sát và được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng (PUC) để đảm bảo không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch của EU và địa điểm sản xuất đó có thể truy xuất được.
  • Được xử lý bằng dung dịch Calcium hoặc Potassium Hypochloride (nồng độ 200 ppm trong vòng ít nhất 2 phút) bởi một đơn vị xử lý đã được công nhận để loại bỏ Xanthomonas citri pv citri. Các thông số xử lý phải được ghi trên PC.

Theo Điều 2 của Quy định (EU) 2016/2031, thực vật chỉ cây còn sống và bộ phận còn sống của cây, bao gồm:

1.  Hạt, theo ý nghĩa thực vật, dùng để trồng;
2. Quả, theo ý nghĩa thực vật;
3. Rau;
4. Củ, thân, thân rễ, rễ, gốc ghép, thân cành
5. Chồi, thân, thân bò;
6. Hoa cắt cành;
7. Cành có hoặc không có tán lá;
8. Cây cắt nhưng vẫn giữ tán lá;
9. lá, tán lá
10. bộ phận để nuôi cấy mô, bao gồm tế bào, tế bào mầm, mô phân sinh, vật liệu tạo giống từ công nghệ gen, vật liệu nhân giống vi mô
11. phấn hoa và bào tử còn sống;
12. chồi, hom, mầm, cành ghép.

Sản phẩm thực vật nghĩa là vật liệu có nguồn gốc thực vật chưa chế biến và đã qua chế biến, do bản chất của vật liệu hoặc của quá trình chế biến, có thể tạo ra nguy cơ lây lan đối tượng kiểm dịch.
Gỗ chỉ được coi là sản phẩm thực vật nếu đáp ứng một hay nhiều tiêu chí sau:

1.  giữ lại toàn bộ hoặc một phần bề mặt tròn tự nhiên, có hoặc không có vỏ;
2. không giữ lại bền mặt tròn tự nhiên do cưa, cắt hoặc xẻ;
3. ở dạng dăm gỗ, hạt, mùn cưa, phế liệu gỗ, dăm bào hoặc mảnh vụn và chưa qua quá trình xử lý liên quan đến sử dụng keo, nhiệt hoặc áp suất hoặc kết hợp của cả keo, nhiệt và áp suất để sản xuất viên nén, viên đóng bánh, ván ép hoặc ván dăm;
4. được, hoặc dự kiến sẽ được, dùng làm vật liệu đóng gói, cho dù thực tế được hoặc không được sử dụng để vận chuyển hàng hóa.

PC dùng cho hàng xuất khẩu đi EU được chuẩn bị và được cấp theo ISPM 12. Điều cần lưu ý là CA của EU chỉ chấp nhận PC nếu đáp ứng các yêu cầu sau:

  • PC được cấp có ít nhất một ngôn ngữ chính thức của EU;
  • Ghi gửi tới NPPO của nước thành viên; và

Được cấp trong vòng không quá 14 ngày trước khi sản phẩm thực vật hoặc vật thể khác ghi trên PC rời khỏi quốc gia cấp PC

II.9.   Yêu cầu của EU về khai báo bổ sung trên Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật   

Theo ISPM 12, khai báo bổ sung (AD) là phần lời viết do nước nhập khẩu yêu cầu phải ghi trên PC và phần lời này đưa ra thông tin bổ sung cụ thể về điều kiện kiểm dịch thực vật của lô hàng.
Điều 71.2 của Quy định về sức khỏe thực vật (EU)2016/2031 yêu cầu phải ghi  AD trên PC cho thực vật, sản phẩm thực vật và vật thể thuộc diện kiểm dịch khác nhập khẩu vào EU. CA không được chấp nhận PC không có hoặc ghi không đúng AD, khi phù hợp.

AD đầy đủ mà CA của nước xuất khẩu phải ghi trên PC được nêu tại Phụ lục VII của Quy định thực hiện của Ủy ban 2019/2072. Phụ lục này gồm có danh mục thực vật, sản phẩm thực vật và các vật thể khác, có nguồn gốc từ nước thứ ba, và yêu cầu đặc biệt tương ứng khi vào lãnh thổ EU. Lời viết đầy đủ theo yêu cầu cần được ghi bên dưới mục “Khai báo bổ sung” của PC. Nếu chỉ đề cập đến số điều khoản cụ thể thì chưa đủ. Cần tham chiếu Phụ lục VII của Quyết định thực hiện của Ủy ban (EU) 2019/2072 (gồm các điều khoản liên quan như 28a*, 58c*, 60a*…), cũng như lời ghi AD tối thiểu cần ghi trên PC. AD được đề cập trong các Quyết định thực hiện của Ủy ban khác cũng phải được đi theo cách tiếp cận này.

Tại BCP ở EU, kiểm tra hồ sơ là một phần của kiểm tra hàng nhập khẩu, trong đó tập trung vào AD phải ghi trên PC. Trong trường hợp AD sai, ví dụ như thiếu tham chiếu các điều khoản liên quan, lô hàng sẽ bị từ chối nhập khẩu.

II.10.   Miễn giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật  

Năm mặt hàng không yêu cầu PC khi nhập khẩu vào EU gồm có dứa, chuối, dừa, sầu riêng và chà là (Phụ lục XI – phần C của Quy định 2019/2072).

Bất kỳ loại thực vật hay sản phẩm thực vật nào không nằm trong danh mục được miễn PC sẽ thuộc diện kiểm tra kiểm dịch và cần phải có PC.

Trái cây, rau và các sản phẩm thực vật khác đã qua chế biến nhìn chung không phải là đối tượng quan tâm của PC. Các mặt hàng này được coi là thực phẩm và cần phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm.

Ví dụ: rau quả đông lạnh và trái cây cắt sẵn không phải là đối tượng cần có PC.

Bảng 5: Danh mục sản phẩm được miễn đáp ứng yêu cầu của EU về PC
Thực vật
Mô tả trong Quy định của Hội đồng
(EEC) No 2658/87
Nước xuất xứ hoặc nước gửi hàng
Quả của Ananas comosus (L.)
Merrill
Dứa, tươi hoặc khô
Tất cả các nước thứ ba
Quả của Cocos nucifera L.
Dừa, tươi hoặc khô, cả không bóc vỏ và bóc vỏ
Tất cả các nước thứ ba
Quả của Durio zibethinus Murray
Sầu riêng
Tất cả các nước thứ ba
Quả của Musa L.
Chuối, bao gồm cả, tươi hoặc khô
Tất cả các nước thứ ba
Quả của Phoenix dactylifera L.
Chà là, tươi hoặc khô
Tất cả các nước thứ ba
Bạn cần ghi nhớ:

  • Mỗi lô sản phẩm thực vật xuất khẩu sang EU đều phải có PC do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
  • PC phải do CA của nước xuất khẩu chuẩn bị và cấp theo ISPM và quy định của EU. EU không chấp nhận PC khi AD, nếu cần, không có hoặc không đúng. Trong trường hợp AD không đúng, ví dụ như thiếu tham chiếu điều khoản liên quan, lô hàng sẽ bị từ chối nhập khẩu.
  • Chỉ có 5 loại trái cây (dứa, chuối, xoài, sầu riêng và chà là) không cần PC.
  • Trái cây, rau và các sản phẩm thực vật khác đã qua chế biến nhìn chung không phải có PC. Các mặt hàng này được coi là thực phẩm và cần phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm.

II.11.    Kiểm soát kiểm dịch tại biên giới  

Tại EU, kiểm soát kiểm dịch hàng nhập khẩu được thực hiện tại các BCP. Trong điều kiện cụ thể cũng có thể di chuyển vị trí kiểm tra thực tế đến một điểm kiểm tra đã được phê duyệt.
Theo quan điểm kỹ thuật của hải quan, lô hàng chỉ có thể được nhập khẩu sau khi đã hoàn tất kiểm tra kiểm dịch và đạt kết quả phù hợp. Điều này có nghĩa là lô hàng vẫn chịu giám sát của hải quan cho tới khi biết kết quả kiểm tra kiểm dịch thực vật.

Kiểm tra sức khỏe thực vật và quyết định

Đối tượng chịu trách nhiệm đối với lô hàng (thường là nhà nhập khẩu EU) phải thông báo trước cho CA của BCP bằng cách hoàn thiện và nộp phần CHED-PP trên IMSOC (Traces). Việc này cần làm trước khi lô hàng đến EU (Quy định 2017/625)

Theo Quy định thực hiện của Ủy ban (EU) 2019/1103, đối tượng chịu trách nhiệm đối với lô hàng phải thông báo trước cho CA của BCP mà lô hàng sẽ tới đầu tiên, ít nhất 1 ngày trước khi lô hàng dự kiến sẽ tới. Trong thực tế, nếu CHED-PP càng được khai sớm thì quá trình nhập khẩu sẽ càng thuận lợi, vì cán bộ kiểm tra sẽ có thể tiến hành kiểm tra lô hàng nhập khẩu được ngay.

Kiểm soát kiểm dịch đối với hàng nhập khẩu bao gồm kiểm tra hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và kiểm tra thực tế. Nguyên tắc chi tiết về thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và kiểm tra thực tế tại BCP được nêu trong Quy định (EU) 2019/2130.

Kiểm tra hồ sơ

Mỗi lô hàng đều phải được kiểm tra hồ sơ. Đối với lô hàng sản phẩm thực vật, có thể tiến hành kiểm tra hồ sơ cách xa BCP (Chương 2 của Quy định 2019/2123). Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, CA kiểm tra chứng nhận (kiểm dịch thực vật) chính thức, chứng thực chính thức và các loại giấy tờ khác đi theo lô hàng. CA xác minh, trong số nhiều loại giấy tờ khác, liệu PC có phải do CA của nước thứ ba cấp hay không, liệu chứng nhận đó có đáp ứng yêu cầu của ISPM 12 và ghi đúng AD hay không.
Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong quá trình kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ sẽ xác minh liệu nội dung của lô hàng có tương ứng với thông tin ghi trên PC và các giấy tờ chứng thực chính thức khác không, chẳng hạn như khối lượng và giống, dấu phù hợp, nhận dạng phương tiện vận chuyển.

Kiểm tra thực tế

Trong quá trình kiểm tra thực tế sẽ xác minh, căn cứ vào kiểm tra bằng mắt thường và trong một số trường hợp cả phân tích mẫu, liệu thực vật hoặc sản phẩm thực vật có đúng là không nhiễm dịch hại không và liệu có đáp ứng yêu cầu cụ thể của Quy định 2019/2072 hay không.

Kiểm tra thực tế hàng thực vật, sản phẩm thực vật và vật thể khác được thực hiện theo yêu cầu nêu trong Phụ lục III của Quy định 2019/2123

Để đảm bảo thực hiện hiệu quả việc kiểm soát chính thức và kiểm soát phù hợp nguy cơ, CA của BCP có thể tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và kiểm tra thực tế đối với lô hàng thực vật, sản phẩm thực vật và vật thể khác tại điểm kiểm soát thay vì tại BCP, với điều kiện nhất định như nêu trong Chương 1 của Quy định (EU) 2019/2123

Quyết định

Nếu kết quả kiểm tra (hồ sơ, tính hợp lệ của hồ sơ, thực tế) đạt yêu cầu, lô hàng sẽ được thông quan. CA của BCP sẽ hoàn thiện thủ tục trên CHED-PP. Hồ sơ của lô hàng có thể được trình cho hải quan làm bằng chứng đã kiểm tra sức khỏe thực vật đạt yêu cầu và được thông quan.

Lô hàng cũng có thể bị từ chối vì các lý do sau:

  • Có dịch hại;
  • Thiếu PC gốc;
  • PC không đáp ứng yêu cầu;
  • Nội dung của lô hàng không phù hợp với PC (thành phần của lô hàng, giống và số lượng không giống như mô tả trên PC).

Nếu phát hiện dịch hại hoặc triệu chứng của dịch hại, sẽ tiến hành lấy mẫu và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm sẽ giám định dịch hại, nếu có. Khi đó CA của BCP sẽ quyết định biện pháp cần thực hiện.

Người nhận hàng được CA của BCP thông báo chính thức về lý do từ chối và biện pháp cần thực hiện.

Các biện pháp có thể được thực hiện gồm: tiêu hủy hoặc vận chuyển ra ngoài biên giới EU. Trong trường hợp thứ hai, lô hàng có thể được vận chuyển sang nước khác có yêu cầu khác với EU. Lô hàng phải đáp ứng điều kiện của nước đó. CA cũng có thể bắt buộc áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt

Bạn cần ghi nhớ:

  • Tại BCP, lô hàng vẫn chịu sự giám sát của hải quan cho tới khi biết kết quả kiểm tra kiểm dịch thực vật và chỉ có thể nhập khẩu vào EU sau khi hoàn thành kiểm tra kiểm dịch và đạt kết quả theo yêu cầu.

Lô hàng không tuân thủ yêu cầu có thể bị tiêu hủy hoặc tái xuất ra khỏi EU.

II.12.   Giảm tần suất kiểm tra sức khỏe thực vật  

Mặc dù nguyên tắc chung là tất cả các lô hàng thực vật và sản phẩm thực vật đều phải được kiểm tra khi đến EU song việc kiểm tra sức khỏe thực vật có thể được thực hiện với tần suất thấp hơn nếu có thể thuyết minh được.

Quy định của Ủy ban (EC) 1756/2004 quy định chi tiết điều kiện đối với bằng chứng và tiêu chí đối với loại và mức độ giảm kiểm tra sức khỏe thực vật trên các loại thực vật, sản phẩm thực vật và vật thể nhất định. Danh mục sản phẩm được giảm kiểm tra, nước xuất xứ và tỉ lệ ít nhất phải kiểm tra lô hàng được Ủy ban thông báo hàng năm. Mức độ giảm kiểm tra sẽ được áp dụng từ ngày quy định trên thông báo và cho tới khi Ủy ban sửa đổi thông báo đó.

Để được giảm tần suất kiểm tra, mỗi mặt hàng thương mại (mặt hàng thương mại=hàng hóa từ một nước) phải từng có:

  • Trung bình ít nhất 200 lô/năm trong 3 năm vừa qua, và
  • Tối thiểu 600 lô đã được kiểm tra trong cùng giai đoạn.

Bất kỳ mặt hàng nào đã từng bị phát hiện nhiễm sinh vật gây hại từ 1% tổng số lô hàng trở lên sẽ không đủ điều kiện để được giảm tần suất kiểm tra.
Bất kỳ trường hợp phát hiện nhiễm sinh vật gây hại nào trên mặt hàng cụ thể đều được đánh giá và được cho một giá trị, tùy thuộc vào kết quả ước tính mức độ di chuyển của loài sinh vật gây hại đó. Tổng giá trị được cho đối với mỗi mặt hàng là chỉ số nguy cơ để so sánh với bảng giá trị được phân biệt theo số lô hàng được kiểm tra. Kết quả thu được chính là tần suất kiểm tra đề xuất cho lô hàng. Mức độ kiểm tra cuối cùng có thể được điều chỉnh để đảm bảo ít nhất mỗi năm kiểm tra 200 lô.
Ví dụ, từ ngày 01/01/2021 đến 31/12/2021, tỉ lệ ít nhất lô sản phẩm cần kiểm tra của chi chanh leo (genus Passiflora) xuất khẩu từ Việt Nam giảm từ 25% xuống còn 15%.

Thông báo về giảm kiểm tra sức khỏe thực vật đối với một số mặt hàng nhất định có thể tìm trên website của Ủy ban Châu Âu.

II.13.    Hộ chiếu thực vật (PP)   

Vật liệu thực vật di chuyển trong khối EU, bao gồm cả trong từng nước, từ đối tượng chuyên môn này sang đối tượng chuyên môn khác và thậm chí cả giữa các địa điểm của một doanh nghiệp hoặc được bán trực tuyến tới tay người sử dụng cuối cùng, đòi hỏi phải có PP. Sau khi đến EU, PP có thể thay thế cho PC của thực vật, sản phẩm thực vật và vật thể khác được nhập khẩu vào EU, các mặt hàng này được liệt kê tại Phụ lục XIII và Phụ lục XIV (khu vực được bảo vệ) của Quy định 2019/2072

PP chỉ có thể được cấp bởi người có chuyên môn được CA của nước thành viên EU ủy quyền.

Chỉ yêu cầu PP đối với vật liệu thực vật được trồng hoặc có thể được trồng: bao gồm tất cả các loại cây cảnh, vật liệu làm giống, một số loại hạt giống (bao gồm một số loại hạt giống rau nhất định và khoai tây giống và củ khoai tây), một số loại cây trồng hạt có dầu nhất định, và cả cây rau gia vị trồng trong chậu để ăn. Không yêu cầu PP đối với rau quả, trừ một số trường hợp ngoại lệ như một số loại cây có múi cụ thể (quả của Citrus L., Fortunella Swingle, Poncirus Raf. và lai của các loại cây này, có cả lá và cuống).

PP phải đáp ứng yêu cầu cụ thể về nội dung và hình thức, và phải gắn liền với “đơn vị thương mại” của thực vật. Đó có thể là khay đựng cây, song trong nhiều trường hợp thì đó là từng chậu cây hoặc gắn trực tiếp lên cây.

Không yêu cầu PP nếu vật liệu thực vật được cung cấp trực tiếp cho người sử dụng cuối cùng (ví dụ: người dân), trừ trường hợp bán cho khách ở xa (trong trường hợp này vật liệu thực vật bán cho khách hàng sử dụng cuối cùng sẽ phải có PP).

II.14.    EUROPHYT   

EUROPHYT là mạng lưới và cơ sở dữ liệu dựa vào web, liên quan tới quản lý sức khỏe thực vật tại EU. EUROPHYT kết nối các cơ quan quản lý sức khỏe cây trồng  (Cơ quan bảo vệ thực vật) của các nước thành viên EU và Thụy Sỹ, EFSA và DG SANTE. Mạng lưới EUROPHYT có tính năng chính như sau:

  • Thông báo phát hiện vi phạm: Các cơ quan bảo vệ thực vật của các nước thành viên EU và Thụy Sỹ nhập dữ liệu về phát hiện vi phạm của các lô hàng không tuân thủ vào mạng lưới EUROPHYT theo đường điện tử, trực tiếp trên đường link.
  • Hệ thống cảnh báo nhanh: EUROPHYT thông báo ngay cho các cơ quan bảo vệ thực vật của nước thành viên và Thụy Sỹ từng trường hợp phát hiện vi phạm. Trong trường hợp phát hiện vi phạm trên hàng nhập khẩu từ nước không thuộc EU, cơ quan bảo vệ thực vật của nước xuất khẩu cũng có thể nhận được ngay thông báo dưới dạng email.
  • Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin: tất cả thông báo được lưu tại cơ sở dữ liệu có cấu trúc. Thành viên của mạng lưới EUROPHYT được quyền truy cập đầy đủ dữ liệu để có thể phân tích xu hướng và có số liệu thống kê.
  • Báo cáo: Báo cáo theo tuần, tháng và năm được lập để các đối tượng sử dụng khác nhau ở EU và ngoài EU có thể truy cập miễn phí.

Có ba loại thông báo EUROPHYT sau:

1. Vi phạm của lô hàng thực vật hoặc sản phẩm thực vật hoặc vật thể khác được nhập từ nước không thuộc EU do:

  • Có sinh vật gây hại thuộc diện điều chỉnh (đối tượng kiểm dịch, chẳng hạn như sinh vật cụ thể bị luật pháp EU cấm không cho vào EU hoặc không cho lây lan trong EU)
  • Sinh vật có thể gây nguy hiểm về kiểm dịch thực vật.

Khi phát hiện vi phạm, cần trình thông báo trong vòng 2 ngày làm việc và có thể sớm hơn nếu lô hàng bị từ chối vi phạm. Hợp phần Cảnh báo nhanh của EUROPHYT đảm bảo rằng thông báo được gửi ngay tới tất cả các nước thành viên khác cũng như nước xuất khẩu lô hàng đó.

2. Trường hợp phát hiện lô hàng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc vật thể khác được nhập từ nước không thuộc EU không tuân thủ tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật của EU vì lý do không phải nhiễm sinh vật gây hại:

  • Nhập thực vật, sản phẩm thực vật hoặc vật thể khác bị cấm;
  • Không có PC;
  • PC không hoàn chỉnh, không hợp pháp hoặc đã hết hạn, hoặc không có khai báo bổ sung hoặc khai báo bổ sung không đầy đủ, khai báo bổ sung không nêu rõ việc đáp ứng yêu cầu cụ thể của EU
  • Không tuân thủ yêu cầu đặc biệt (bao gồm cả thiếu dấu theo yêu cầu trên vật liệu đóng gói bằng gỗ cứng để chứng minh đã được xử lý).

Không có thời hạn cụ thể đối với thông báo về phát hiện vi phạm này, song khuyến khích các nước thành viên áp dụng thời hạn như đối với các phát hiện vi phạm về sinh vật gây hại.

3. Thông báo phát hiện vi phạm của lô hàng đang được thương mại/di chuyển giữa các nước thành viên vì các lý do như:

  • Có sinh vật gây hại;
  • Không có PP hoặc PP không đúng;
  • Thiếu giấy tờ về sức khỏe thực vật để di chuyển (được sử dụng khi chưa hoàn thành việc kiểm soát hàng nhập khẩu tại điểm đến EU đầu tiên).

Báo cáo hàng năm của EUROPHYTE trình bày số liệu thống kê có chọn lọc và phân tích các trường hợp vi phạm mà các nước thành viên EU cũng như Thụy Sỹ phát hiện không tuân thủ về kiểm dịch thực vật.

Doanh nghiệp xuất khẩu FFV và cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam nên thường xuyên truy cập báo cáo của EUROPHYT qua website của EC để tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến không tuân thủ và thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm tránh trường hợp không tuân thủ có thể xảy ra trong tương lai khi xuất khẩu sang EU.

II.15.    Rà soát các thông báo về thay đổi quy định của EU qua ePing  

ePing là sáng kiến chung của UN, WTO và ITC. Đây là công cụ trực tuyến cho phép các bên liên quan thuộc khu vực công và tư đều có thể truy cập và thảo luận những thông báo SPS/TBT của WTO có ảnh hưởng tới sản phẩm và thị trường mà mình quan tâm một cách kịp thời.

Sau khi đăng ký ePing, người sử dụng có thể nhận được email cảnh báo hàng ngày hoặc hàng tuần có thông báo SPS/TBT cho các sản phẩm/thị trường mình quan tâm, trong đó có thị trường EU. Người sử dụng cũng có thể của dụng website của ePing để tìm kiếm thông báo SPS/TBT theo các tiêu chí nhất định. Ngoài ra, ePing có thể hỗ trợ các điểm hỏi đáp SPS/TBT trong việc quản lý và tiếp cận các bên liên quan trong nước hoặc các Điểm hỏi đáp khác để thảo luận những thông báo cụ thể và/hoặc cung cấp thông tin bổ sung (chẳng hạn như bản dịch). Tất cả các tính năng này có thể giúp đưa ra góp ý kịp thời đối với thông báo và/hoặc thích ứng kịp thời với yêu cầu mới. Thành viên của WTO cũng có thể sử dụng các diễn đàn của Ủy ban SPS và Ủy ban TBT để đưa ra quan ngại cụ thể về thương mại liên quan tới các thông báo.

Hiểu được xu hướng quản lý ở các thị trường khác cũng có thể giúp các nhà quản lý vì dựa vào đó các nhà quản lý có thể đưa ra biện pháp để đáp ứng các mục tiêu chính sách tương tự. Cuối cùng, ePing nhằm mục đích hỗ trợ các bên liên quan của khu vực tư nhân và khu vực công, bao gồm cả SME, hưởng lợi ích từ khung minh bạch SPS/TBT của WTO, thúc đẩy thương mại và tránh gây ra đứt gãy không cần thiết trong thương mại.

Cơ sở dữ liệu của ePing lấy thông tin từ các Hệ thống quản lý thông tin SPS và TBT của WTO (SPS IMS và TBT IMS). Cơ sở dữ liệu này được cập nhật hàng ngày và có tất cả thông báo SPS và TBT của ba năm gần nhất. Nếu cần tìm kiếm thông báo cũ hơn, người sử dụng có thể tham vấn trên website của SPS IMS hoặc TBT IMS, trên đó có tất cả thông báo SPS và TBT của các nước thành viên WTO kể từ năm 1995.

ePing sẽ là mối quan tâm của tất cả các nhóm liên quan, bao gồm các cơ quan chính phủ, đơn vị xây dựng tiêu chuẩn, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà cung cấp dịch vụ, SME, công ty đa quốc gia, tổ chức quốc tế, viện nghiên cứu, NGO… Cho đến nay, ePing đã có 13,000 người đăng ký sử dụng trên toàn thế giới và khoảng 350 người sử dụng tại Việt Nam. Ngôn ngữ là rào cản đối với người sử dụng ePing Việt Nam. Do vậy, ITC và Cục xúc tiến thương mại, với sự hỗ trợ của điểm hỏi đáp SPS và TBT, đã phối hợp xây dựng phiên bản ePing bằng tiếng Việt, phiên bản này được khai trương vào ngày 29/4/2021.

Phiên bản ePing bằng tiếng Việt giúp mang thông tin trong thông báo của WTO đến gần những người cần thông tin đó hơn: người xuất khẩu và người nhập khẩu. Phiên bản này sẽ giúp doanh nghiệp phản ứng kịp thời với thay đổi về quy định ở nước đối tác, bao gồm cả nước thành viên EU, và giúp doanh nghiệp xác định tốt hơn quan ngại của mình nếu phải tuân thủ các thay đổi này.
Thông báo SPS và TBT về rau quả cũng nằm trong phiên bản tiếng Việt của ePing


Yorumlar


bottom of page